Lại BKK

Khách sạn Montien ngay Patpong nủi tiếng, mình gọi nó là Mông Tiên cho dễ, hỉ

Long lanh, lấp lánh...

Tuktuk này

Vòng vèo đủ loại, long lanh, nhóng nhánh

Một góc shopping center chụp từ trên cao, không nhớ center nào vì vào nhiều quá

Dừng chân vỉa hè làm xiên thịt viên, ngồi ghếch chân nhấm nháp...

Du lịch Thái Lan

PHƯƠNG TIỆN ĐI LẠI: Máy bay - đi Air Asia và Nok Air, giá rẻ hơn Vietnam Airlines. Đi bằng Air Asia thì được mang theo 15kg hành lý ký gửi và 7kg hành lý xách tay. Đi bằng Thai Airways hay Việt Nam Airline thì sẽ được mang là 20kg hành lý gửi và 7kg xách tay cũng với điều kiện như trên. Đi bằng 2 hãng này sẽ được phục vụ ăn trưa hoặc ăn nhẹ buổi tối. Air Asia thì không có đồ ăn miễn phí. Có bán các loại như bánh mỳ kẹp thịt hoặc cá thu, các loại mỳ gói cay kiểu Thái và một số đồ uống nhẹ. Nói chung là không no và giá cả tương đối cao (bát mỳ khoảng 70-80 Baht, đồ uống khoảng 40-50 bath (trà nóng, cà phê tan, coca, ovantine...). Nếu mang quá số kg cho phép sẽ phải nộp thêm 10$ cho mỗi kg quá cân.
Taxi: Khi đến sân bay Bangkok thì đi thẳng xuống tầng 1 (tầng sát đất) và qua bàn đăng ký đón taxi bình thường, còn nếu đón ở tầng 2 sẽ là loại sang trọng và giá rất đắt. Taxi tầng 1 thường chỉ khoảng ~ 350 bạt/ xe 4 chỗ vào BKK. Nhưng nếu bắt từ tầng 2, bạn sẽ phải chi tầm 900bạt/ xe. Rẻ hơn: Đến sân bay BKK, lên tầng 4 sảnh đến của Quốc tế, bắt taxi của những xe vừa đưa khách đến, vừa nhanh chóng (vì ko fải xếp hàng chờ taxi service của sân bay), vừa tiết kiệm được 50 Bath service charge của service sân bay. Từ sân bay về Bangkok nếu bật metter thì hết khoảng 300 bath là tối đa. Đừng sử dụng dịch vụ taxi của sân bay BKK (quầy ngay bên tay phải khi vừa ra khỏi exit door) vì giá mắc, tốn 1000 bath đi từ sân bay về the State Tower, trong khi taxi từ State Tower ra sân bay chỉ có 500 bath, nếu bắt taxi ngoài đường và chịu khó trả giá thì chỉ tốn khoảng 300 thôi. Đi từ BKK ra sân bay, khách sạn sẽ gọi xe cho bạn với giá trung bình 500bạt/xe.
Tới Pattaya: Đi từ Suvarnabhumi tới Pattaya, taxi thường là 1,200 THB, mất 75p, đường thênh thang. Nếu bạn tới sân bay không trễ hơn 7, 8h tối thì đi bus cho rẻ, 150THB/người, đi xuống tầng trệt ngồi chờ tới giờ xuất bến thôi, có thể đt số 027 474 673 nói mình muốn đi bus, họ sẽ đón mình. Giá Taxi 35 Bạt/km đầu tiên, mỗi km tiếp theo khoảng 5,5bath, càng đi càng rẻ, nhưng lưu ý là nếu tắc đường thì nhảy xuống đi bộ 1 đoạn cho qua đoạn tắc đó, bắt xe khác, vì đồng hồ tính tiền vẫn nhảy, cứ 2 bạt/phút. Nhiều ngã tư của Thái đợi đèn xanh đèn đỏ hơi lâu, toàn trên 100 giây, có chỗ cá biệt là 150 giây. Không đón taxi chờ trước KS, họ kêu giá rẻ rồi bắt ghé tailor, vàng bạc đá quí, tốn thời gian, tốt nhất ra ngoài đường lớn vẫy taxi đang chạy.
Tuk tuk: Nhớ mặc cả 1/4 giá họ nói, khoảng 2km = 50baht. Có vẻ như ở Bangkok đi đâu bằng tuk tuk cũng tốn khoảng 60 bath, khoảng 2USD. Sky Train: Nếu biết đường đi lối lại thì đi skytrain nhanh hơn, sạch và rẻ. Hầu hết các trung tâm mua bán lớn đều nằm trên trục đường Sky train nên rất tiện. Nên mua 3 days pass card cho rẻ, đi bao lâu cũng được. Sky train có 2 tuyến đường, nhìn bản đồ 1 đường màu xanh nhạt và 1 đường màu xanh đậm. Nếu từ xanh đậm mà đến xanh nhạt thì phải đổi tàu 1 lần. Airport Express Bus nằm tầng trệt, có 4 routes để lựa chọn: 1. Route AE1: SBIA to/from Silom Rd.: Petchaburi soi 30 ( under flyover), Central World Plaza, BTS - Ratchdamri station, Lumpini Park, Saladaeng (Rama 4 rd) surawong Rd., Montien Htl, Tawana Ramada Htl, Plaza htl., Surawong Soi Kamjai lamsuri, Charoen Krung soi 47/1, silom rd, Lertsin hospital, Central Silom, Narai htl. (silom soi 18), Sofitel htl 9 silom soi 12), Bngkok bank silom soi 6, BTS saladang station. 2. Route AE 2: SBIA to/from Khaosan rd.: Span Kao, Thai Airway (Lan Luang), Wat Rachnatda, Democracy Monument, Royal/Ratanakosin htl, National Theatre, Pra A- thit rd, Phra- sumen, Khaosan rd. 3. route AE 3: SBIA to/from Sukhumvit Rd.: sukumvit soi 52 – 50, Prakanong Market, Ekamai Eastern Bus terminal, Sukumvit Soi 38/BTS, honglor, Sukumvit Soi 34, sukumvit soi 24/BTS Prompong, sukumvit soi 20/MRT Sukumvit, sukumvit soi 18, sukumvit soi 10, sukumvit soi 6, sukumvit soi 2, central Chidlom, Rachdamri rd, World trade/Central World Plaza, Phetchaburi soi 25, Phetchaburi soi 35, soi Nana. 4. Route AE4: SBIA to /from Hualampong: Victory Monument / BTS - V.M. station, Soi Rangnam, 99 Htel, BTS Phaya Thai station, Live Stock Department, BTS Ráchatewee station, Siam Discovery Center / BTS Siam, MBK, Chulalongkorn Uni., Madarin Htl, Bangkok center htl, Hualampong Central railway station, MRT - Hualampong.
KHÁCH SẠN: Search google, hotels in bangkok sẽ có 1 loạt các tên ks và điện thoại, email, đặt thoải mái, ko phải trả tiền trước, báo ngày giờ đến, tới nơi mới thanh toán. Book phòng qua asiarooms.com (kể cả Sing và Campuchia hay VN cũng có thể book ở đây) hoặc http://www.agoda.vn/; các KS của Thái không trang bị bàn chải đánh răng và kem đánh răng từ sau đợt dịch Sars, nên mang theo nếu không có ý định sang Thái mới mua. Thường phải đặt cọc 1000 baht, khi nào check out họ sẽ trả lại. Nên đặt phòng ở khu MBK, đường Kasemsan, rẻ và không cần di chuyển cũng có thể có 1 ngày vui shopping rồi. Nếu ở khu đó thì chỉ cần đi ra đường lớn là thấy shopping center, gồm 4 cái: MBK (liền với Tokyu), Siam Center, Siam Discovery (có đồ trang trí nhà cửa stylist lầu 3, đồ trang trí nhà cửa như đồng hồ, khung tranh v.v... được thiết kế lạ mắt, sinh động) và Siam Paragon (khu Siam rất đắt, đắt hơn Parkson ở VN nhưng có thể mua hàng hiệu giảm giá, trong này có Gourmet market, đi chơi mệt khát nước, hãy ghé mua juice đóng chai nguyên chất ngon và tốt, thích nhất là nước quả lựu, và các loại nước detox, đẹp da, tất cả đều được thử, nên yên tâm thử rồi mua). Từ đây muốn mua thêm đồ thì đi thêm 1 chặng skytrain tới Chidlom, gồm có Gaysorn, Central World, Panthip, Pratunam Platinum và chợ bán sỉ Pratunam, không hết tiền không về. Nếu đi taxi thì tới Soi Kasemsan 1, ngay gần MBK, còn nếu đi skytrain thì tới trạm National Stadium, tới cầu thang ngay Tokyu đi xuống, rồi đi ngược lại ngã 4 Phaya Thai tới soi Kasemsan, vô trong đó đủ lọai nhà nghỉ , KS …
Nếu ở khu Tây ba lô Khao-san thì xa trung tâm, ko cần đặt trước. Đi thẳng tới xem phòng trước rồi chọn. Khi check out sau 11am là charge full rent của 1 ngày. Khaosan là khu phố Tây ba-lô nổi tiếng ở BKK, nằm gần sông Chao Phraya, suốt ngày đêm ồn ào náo nhiệt với bars, discotheque và hotel, có thể dễ dàng tìm được KS từ 500 B/night trở lên. Không gần Metro và Sky train. Nếu để đến những khu bà con Việt nam hay sang đánh hàng như MBK, Chatuchak, Pratunam thì không tiện và từ Airport về đó cũng gần như là xa nhất. TungMakamek có nhiều guest house rẻ, nhưng ko gần trung tâm, đi taxi mất 15 - 20 phút (nếu ko tắc đường). Reno hotel: giá 1080 thb, ko cần trả tiền trước, cứ gọi điện thoại book thôi, hay full phòng. KS AVANA ở Bangna Bankok, hơi xa trung tâm, nhưng ngay tại Bangna có Central Bangna bán đồ rẻ hơn Central Chidlom. Kế bên là Big C, nếu ko có nhiều time thì mua ở đó đủ rồi, nếu không thì đi taxi vô trung tâm (MBK hay Pratunam Platinum) mua thêm (taxi đi mất chừng 20 -30p). Mỹ phẩm, quần áo giày dép ở Central Bangna rất tuyệt. First house hotel: http://www.agoda.vn/asia/thailand/bangkok/first_house_hotel.html, ngay sát chợ Pratunam, rất tiện cho những ai thích shopping, gần khu này rất nhiều nơi để mua sắm. KS 3 sao, ăn sáng, giá 1 ngày khoảng có 21usd/ đêm (chưa VAT), book trên agoda.com, giường đôi. Khách sạn hơi cũ và trong ngõ, nhưng sạch sẽ, chỉ để ngủ qua đêm nên thấy cũng khá ok so với giá, gần trung tâm, đi đâu cũng tiện. Nếu ở khách sạn First House thì đi ra khỏi khách sạn, rẽ trái vào cái ngõ. Đồ rẻ vô cùng, nhớ trả giá dù họ có niêm yết sẵn giá bán sỉ. The Residence Hotel cũng sạch và đẹp lắm, cũng rất trung tâm. Tính ra mà 1400 Bt/1 đêm, đc ăn bữa sáng và một trong hay bữa trưa và chiều. Tức là đc ăn ở KS 2 bữa. http://www.residence-hotel.com, Email: booking@residence-hotel.com. KS Natural Beach ngay ở mặt đường Pattaya giá khoảng 800bath. KS đó nhìn ko mới nhưng nhìn chung sạch sẽ. ĐC: 216 Mu.10 Soi Pattaya 11 Beach Rd. Pattaya Choiburi 20260 Thailand. Tell : 0066 - 38-429239, Email:naturalbeach@thaimail.com
ĂN UỐNG: Có thể đi shopping ở các Trung tâm thương mại rồi tranh thủ ăn luôn ở đó, có các khu food park hay food town, ngon, bổ, rẻ, đủ các món Tây, Tàu, Thái, VN. Tom Yam (muốn ăn seafood, tôm hay gà thì cứ theo đó mà gọi). Nhớ bảo ít cay, quên là cay chết luôn. Nếu kô thích nước dừa nên bảo nó ko bỏ nước dừa. Ai thích sea food thì kêu Tom Yam Tha Lê (sea food), ai thích gà thì kêu Tom Yam Gai, ai thích tôm thì kêu Tom Yam Kung. Các món gỏi (Thái gọi là yam): món yam won sen, tức gỏi miến, trộn với nước mắm chua ngọt, tôm cua mực hoặc chỉ là thịt heo bằm, với hành, cầm và ớt; gỏi đu đủ, gọi là Som Tam: Som Tam Poo (có con ba khía), gồm có đu đủ xanh và cà rốt bỏ vô cái cối, giã mềm và thấm nước mắm chua ngọt, đậu phộng, cà chua mini, dọn ra dĩa để kế bên là đậu cô ve (ở Thái ăn đậu cô ve sống) và ăn không hoặc với cơm nếp. Gần Central World, Pratunam ... đều có hàng ăn dọc vỉa hè. Silom thì Patpong... còn không thì vô khu ăn uống của Siam Paragon, có cả 1 thế giới đồ ăn. Hay MBK (lầu 5,6 gì đó), Big C... cũng có nhiều món, rẻ, ngon. đồ Tàu thì bắt tuktuk đến Chinatown. Đồ hải sản ở đó ngon tươi, rẻ, cứ chọn mấy quán bán ngoài đường. Khu phố Tàu rất dài, cứ đi thấy hàng nào hợp lý thì vào. Hải sản trưng ngay ngoài đường. Pattaya có món xôi xoài rất ngon, nên thưởng thức. Nhớ thử món oyster omelette (ốplết hàu) ở China Town, ngon tuyệt, nhiều người cho đó là one of the best seafood omelettes in the world. Món này còn nổi tiếng ở Taiwan, Singapore và Hongkong nữa. Nhà hàng trượt patanh Royal Dragon, kỷ lục 2002 biggest Res. in the World, đồ ăn bình thường, khuôn viên rộng nhưng xa trung tâm, nói chung chỉ ăn cho biết, đa phần là khách du lịch đến ăn chứ dân Thái ko ăn ở đó; Ngoài ra ở Thái Lan có mấy nhà hàng nhỏ trong MBK hoặc các mall, siêu thị rải rác khắp nơi gồm: MK restaurant: bán đồ ăn Hoa, đặc sắc nhất là lẩu MK (giống shabu shabu), BBQ restaurant: cũng tương tự nhưng không thuần túy Hoa quá như MK. Cũng chọn món theo y thích rồi bỏ lên nướng …. Sizzler Restaurant: thường xuyên đông nghẹt, không thành công lắm ở Mỹ nhưng ở Thái rất thành công. Đặc sắc là có 1 Salad bar, gồm có 4 loại soup (trong đó có soup nghêu nấu sữa và Tom Yam, soup nấm, soup hành) và nhiều lọai salad, rau trái, v..v..... Salad bar (buffet) giá 120 THB. Ngòai ra KFC thì có món cơm gà nướng, gà làm chua chua cay cay ăn với cơm. Tip tại Thái khoảng 20-40 baht nếu ăn uống ở tiệm nhỏ, nhà hàng lớn thì cũng chừng đó hoặc có khi không vì tính trong bill rồi, 10% gì đó.
THAM QUAN: Điểm du lịch ở Bangkok không nhiều, đáng kể nhất chỉ có Hoàng Cung và 1 chùa có tượng Phật vàng. Dream World ở BKK, là Disneyland thu nhỏ, nhiều trò cảm giác mạnh. Safari world: Từ Bangkok đến Safari World từ 45 phút đến 1 tiếng, có thể đi bằng ta-xi khoảng 500 Baht. Hoặc đi xe bus đến Future park, và từ đó đi ta-xi thì rẻ hơn. Vườn thú này rất là đẹp, ngoài việc tham quan các loài thú sẽ có nhiều show diễn của thú vật cũng như các màn hoạt cảnh của film 007. Nên đi tour, 600-700THB/người. Không nên đi thêm tour cruise jungle nữa vì tận 300THB mà rất chán. Đi chợ nổi (nhiều hoa quả và món ăn lạ), ăn buffet trưa trên du thuyền ngon tuyệt; Tham quan Kanchanaburi (Cầu sông Kwai), đi thuyền nứa trên sông Kwai đẹp vô cùng; Ayuthaya: nếu quan tâm tới di tích đền đài; China Town; Grand Palace, gồm cả Wat Pho, Emerald Buddha (đi vào cổng dành cho người Thái ko mất tiền); Đi thuyền trên sông Chao Praya; Vườn bướm; đi dạo Patpong coi Girls.
Pattaya: Đi Pattaya bằng skytrain đi tới trạm Ekamai, xuống là tới ngay bus station, mua vé đi Pattaya hết tầm 105 THB/ng, chỉ phải chờ maximum 10-20p là có bus, đi chừng 2h là tới, rất tiện lợi. Nếu đi taxi thì chừng 1000 THB/1 way. Believe it or Not ở Pattaya: nhớ vào nhà ma này, hay lắm, đi đảo Koh Lahn, tham quan làng dân tộc Nong Nooch, mini Siam, Tiger zoo, KhaoKhew open zoo, Underwater World: park ở Pattaya, nhưng nhỏ hơn Hồ Cá Trí Nguyên ở Nha Trang, nhưng có collection shark và ray fish nhiều và to. Scuba diving, nếu đi tour thì đăng kí với HDV đi họ sẽ lo cho bạn có thời gian scuba diving. Bungy jump – nhảy dù: ở Pattaya không đẹp lắm, khoảng >100k VND. Lúc xuống, sẽ được mời mua ảnh của mình với giá 4usd. Nên mua, vì đẹp. Tower jump: 200Thb/ng, lên đỉnh tower trong Rattaya Park cao 66fl, đeo cáp vô trượt xuống
Shopping: Mike, Royal Garden Plaza, nên đi shopping ở BKK hơn. Ăn uống: trong shopping center có hoặc dọc theo bờ biển cũng có khá nhiều quán ăn. Mọi tour đều có ở tour desk của ks, cứ book rồi tới giờ có người đón bạn đi.
GIẢI TRÍ: Nếu bạn đi dạo vào buổi tối thì đừng đi khuya quá, nên về trước 10 PM. Nếu muốn đi Bar thì cần có hộ chiếu, đó là bắt buộc nếu đến Bars ở Pattaya, vì những nơi này chỉ dành phục vụ khách nước ngoài. Nó được mệnh danh là "TP Quỷ" vì mọi hoạt động, sinh hoạt chỉ bắt đầu từ 8 PM đến sáng sớm hôm sau. Xem x-show không hay lắm, nhiều khi phản cảm, có thể xem carbaret show hoặc tiffany show. Xem ở Walking street - Pattaya chỉ 150 bath/2 người, show Nga rẻ hơn (show của Thái nặng hơn của Nga, cẩn thận shock), không xem chỗ HDV giới thiệu, đắt hơn rất nhiều. Gồm 3 show: 1 show người mẫu, 1 show Khí công, 1 show Đôi. Show người mẫu: các cô gái rất đẹp, phom người rất chuẩn, vũ điệu rất hay. Show Khí công: cũng thoát y, sử dụng vốn tự có biểu diễn những trò rùng rợn, xem rồi thấy tội nghiệp phụ nữ lắm. Show Đôi: nam nữ biểu diễn những cảnh ái ân, trong 10 cảnh diễn thì chỉ có 1 cảnh là thật, còn lại giống phim cấp 3. Massage thì dọc đường từ trong KS ra Sukumvit có rất nhiều, foot massage 200-300 thb/1h. Đi massage thì nên gọi oil massage nhẹ nhàng hơn, Thai massage chuyên về bẻ, ấn, bóp, đau lắm, ai kô quen ko nên làm.
Tối đi nghe nhạc ở Holywood hoặc Hard Rock cafe ngay Siam Square, dancing thì có Novotel
SHOPPING: Cao cấp có Siam Paragon (mua đồ hiệu giảm giá), Siam Center. Thấp hơn chút là MBK và Pratunam Platinum. Nên đi chợ đêm buổi tối vì họ họp rất muộn, sáng thì ngủ cho khỏe vì cửa hàng siêu thị chỉ mở từ 10h hoặc 10h30. Hoặc buổi sáng đi thăm di tích, thắng cảnh, chiều đi shopping. Cẩn thận vụ quảng cáo bán hàng trang sức, rất tinh vi và khéo léo. Nhiều người bị mua với giá cắt cổ mà cứ tưởng mua được rẻ. Mua quần áo ở Platinum (The Mall fashion), ngay cạnh Pratunam. Mua sỉ: Pratunam, Điện tử: Pantip Plaza, ngay cạnh Pratunam luôn, Đồ trang trí nhà cửa rẻ đẹp: Chợ weekend Jatujak (chatuchak), đi skytrain đến ga Mochit, hoặc đi taxi. Tốn 1 ngày tròn đấy nếu có sức, đổi lại drap gối, bình hoa, đèn trang trí, ba cái thứ lăng nhăng lít nhít cho nhà cửa thì tuyệt không lời nào diễn tả vì rẻ. Nhớ ra quầy thông tin xin bản đồ chợ, chỗ này nổi tiếng về trộm cắp. Hoặc chợ Night bazzar. Mỹ phẩm: thấy mấy quầy mỹ phẩm thì cứ mua, chỉ không nên mua trong chợ vì là đồ rởm. Đồ gia dụng: BigC đối diện với Central World, hàng hóa phong phú (triump, mỹ phẩm rẻ hơn VN). MBK có tiệm Alan bán quần cho đàn ông đẹp lắm, rẻ nữa, các ông cần quần tây vào đó mua. Lầu 3 thì mua quần jean cũng rẻ, kô phải đồ hiệu. MBK có thảm silk của Bỉ trên lầu 4, rất rẻ. Tầng này chuyên đồ trang trí nội thất. Nếu không trùng weekend thì đi INDEX MALL trong MBK, có 1 lầu toàn đồ furniture, mua hoa giả đẹp y như thật. Pratunam market: Bán hàng không cho thử, bán theo size nhưng rất chuẩn, đồ công sở, áo phông cũng nhiều mà đẹp. Chợ bán sỉ: đi skytrain tới Chidlom rồi đi bộ tới hoặc đi taxi. Có thể đi Skytrain xuống station Nana và shopping buổi tối cũng ok, khi đi skytrain thì nhớ lấy một cái bản đồ hệ thống ga của skytrain rất dễ theo dõi và dễ tìm các trung tâm du lịch và thương mại trong BKK. King Power: chuyên đồ duty free cho khách du lịch. Khi xuống sân bay thì lấy bản đồ hướng dẫn sẽ có quảng cáo ở trong đó. Phải trình passport ở cửa và báo cho họ chuyến bay về của mình. Mua hàng ở đây họ sẽ chuyển thẳng ra sân bay cho mình, vừa đỡ mất thời gian ở sân bay và đỡ mất cân hành lý. Nên mua mỹ phẩm Shisheido, L'oreal, đồng hồ, kính, máy ảnh, camera hàng hiệu, giá rẻ, yên tâm là hàng xịn. Cental world chiều thứ 6, toàn học sinh bán hàng handmade đẹp cực kì. Toà nhà Amarin - đối diện toà nhà Gaysorn chuyên bán hàng hiệu cho Nhật - Hàn, trong Amarin đó có áo và vali Pierre Cardin, cũng hay giảm giá. Chợ Bò Bê của Thái mua đồ cho phụ nữ và trẻ em. Ở đây nhiều hàng và rẻ. Chợ đêm Patpong mặc cả dã man, khu đó toàn bọn Tây đi thôi, dân châu Á rất ít, túm lại nói thách vô cùng và chỉ thích bán cho Tây, hệt như Hàng Ngang, Hàng Đào, nên đi xem cho biết chứ chẳng mua được gì. Cái áo Larcose nhái, hỏi bảo 850 bạt, trả giá 100, rồi lên 110, 120 cuối cùng mua được với giá 200 bạt.
Ở Pattaya cũng có weekend market, nhỏ hơn Jatujak rất nhiều nhưng vẫn có thể mua được các thứ linh tinh, đầu đường Thepprasit, gần Outlet mall. Áo phông Thái rất rẻ. Loại bình thường mà ko phải hàng hiệu có giá bình quân từ 100-200 baht (50-100k VND). Còn hàng hiệu, nếu Big Sale cũng chỉ 300-400Baht. Phông Thái khác phông Tàu, giặt mãi không bị sùi. Loại áo phông này bán đầy tại các siêu thị như MBK, niêm yết giá hẳn hoi, đủ màu, đủ hoa văn, đủ cỡ, tha hồ chọn mà không phải mặc cả. DUTY FREE THAILAND đắt lắm, về VN mua Duty free VN rẻ hơn.
ĐỔI TIỀN: Cần phải đổi tiền sang tiền Thái, có thể đổi tại KS or sân bay khi bạn vừa đến. Người Thái họ không thích ngoại tệ như người Việt, cứ tha hồ đổi tiền để shopping và enjoy mọi thứ ở đó, nếu không tiêu hết tiền thì có thể đổi lại tiền USD để mang về, và một điều nữa là khi mua hàng không phải lo vì tiền giả như ở TQ. Nên đổi tiền từ nhà, ở các Currency Exchange gần các khu chợ sẽ được giá hơn. Tốt nhất cầm USD sang đó có thể đổi ở bất cứ nơi công cộng nào. Nên nhớ là gần như toàn bộ các dịch vụ của Thái chỉ chấp nhận Bath or Thẻ tín dụng chứ không nhận USD.
HOÀN THUẾ: Chỗ đổi VAT refund nằm ngay cạnh check in của Thai airways, rất dễ tìm. Khi đi mua nhớ mang passport, yêu cầu nhân viên cho 1 mẫu tờ khai hoàn thuế. Điền tên và số passport cùng các thông tin khác vào rồi đưa họ đóng dấu. Khi mang ra sân bay qua 1 ô để đóng dấu xác nhận và tính tiền nhận được, sau đó mang ra 1 ô khác để lĩnh tiền. Mua đồ xong nhớ yêu cầu shop viết cho cái form để refund, nhớ số passport của mình nữa. Ra sân bay TRƯỚC KHI qua immigration thì phải đi cho tới cái quầy check là mình có đem hàng ra khỏi Thái (hải quan xong mới vào được khu tax refund, lúc làm thủ tục thì phải báo cho họ biết mình có những hàng gì sẽ tax refund), xong là vào trong duty free thì đi refund tiền thôi, nhớ check trước khi vào trong, không họ không cho quay lại đâu. Chỉ có mall lớn (Big C, carefour, central, siam paragon, siam center ... ) mới có tax refund 7% cho tourist, mỗi hóa đơn charge lại 100 THB nên mổi hóa đơn fải từ 6,000THB trở lên.
KINH NGHIỆM: Nếu thích tour "shopping" thì nên tự túc đi, còn nếu thích đi tour "vãn cảnh" thì nên đặt tour theo các hãng du lịch vì họ chủ động lo cho mình mọi thứ và sắp xếp thời gian chặt chẽ để du khách có thể đi được nhiều nơi, nhưng đi theo tour này sẽ rất mệt và vội vã, không có thời gian shopping. Với phụ nữ mà thích shopping thì nên tự túc đi thì sẽ đi được nhiều và thích nghỉ lúc nào thì nghỉ. Nhớ lấy Bản đồ phát miễn phí ở sân bay. Các tháng cuối năm, tháng 6, hay có đợt giảm giá ồ ạt, giảm 50-70%. Sale lớn nhất là trước Noel. Buổi sáng trước khi đi nhớ ghé qua 7/11 mua 1 chai nước khoáng to, vừa rẻ vừa tiếp sức cho mình rất nhiều trong chặng đường dài đi bộ. Đi Thái thì hấp dẫn là shopping và ăn hàng, món ăn Thái khẩu vị không khác lắm so với khẩu vị người Việt, chỉ hơi cay tí. Đi chợ nên để tiền trong người đừng đeo bóp trước bụng dễ bị trộm. Mua đồ nhớ lấy hoá đơn để làm thủ tục hoàn thuế để ra sân bay mình còn đòi tiền thuế VAT. Người Thái rất niềm nở, nhưng nghệ thuật mặc cả cũng rất cao chiêu, khi trả giá bạn nhớ kết câu bằng từ "Pleaseee!" nhé, sẽ có hiệu quả hơn đấy. Nên để passport, vé máy bay, giấy tờ quan trọng trong safebox KS, đem theo người bản copy thôi, chợ đông người cẩn thận tiền bạc. Ra khỏi trung tâm thì nên mang theo địa chỉ KS bằng tiếng Thái, vì dân ở các vùng ngoại ô xung quanh rất ít nguời biết tiếng Anh, kể cả lái xe taxi. Và nhớ mang theo tiền bath vì ở ngoại ô gần như ko có chỗ đổi ngoại tệ. Nên hỏi KS các sự kiện trong tuần, lỡ có exhibition gì đó thì xem, nhiều khi mua được những món đồ đẹp, rẻ ... Internet ở Thái rất đắt, nếu ngồi internet cafe thì 1baht/1phút cứ thế mà tính. Muốn gọi về VN thì mua card gọi quốc tế 100 THB gọi bằng cái cột đt công cộng thì gọi được chừng 3, 4 phút. Bạn muốn mua thì 7/11 nào cũng có, nhớ nói rõ là card gọi international. Đi theo tour thì không có nhiều thời gian để shop tại Pattaya đâu, và nên mua ở BKK nhiều đồ hơn. HDV toàn đưa vào những nơi mà họ được commission chứ ít khi đến MBK, Central World, Pratunam, ... để mua sắm.
Đại sứ quán VN tại TL: 83/1 Wireless Road, Lumpini, Pathumwan, Bangkok 10330. Tel: 66 (0) 2251 58368, Fax. 66 (0) 2251 7203, E-mail: vnemb.th@mofa.gov.vn. Office hours: Mon – Fri: 08.00-11.30 & 13.30-16.30.

To Thái Bình

Con ML350 này có lúc 150km/h chặng về
Theo kế hoạch là 2pm khởi hành vậy mà tới hơn 3pm mới ngồi được lên xe. Tắc đường. Damn it, điên thế, đã muộn thì chớ. Mất thêm 30' ở Lý Bôn chuẩn bị hoa. Một xe đi trước cho sớm chợ, chở 2 phát hoành tráng và quan trọng nhất. Xa và sâu phết, phải hỏi đường vài lần mới tới Chợ Lụ, Đền Phùng. Chưa bao giờ thấy một funeral có nhiều vòng hoa đến vậy, phải mấy trăm chiếc. Con cái toàn người thành đạt mà. Bà cụ đẹp lão quá, 81yo. Xong round 1 and 2 for 2 VIP. 6 phát kia gần 30 phút sau mới tới. Round 3. Done. Got home at midnite, phù.

Du lịch Malaysia

Accommodation: Nên ở KS khu Bukit Bintang hoặc KLCC đi shopping cho tiện.
http://www.streetdirectory.net.my/malaysia/kl/. Có KS 3 sao Coronade Hotel khá thuận tiện cho việc đi lại, internet miễn phí trong phòng ngủ, ngay cạnh Lot 10 Plaza, đối diện Sungei Wang và cũng ngay gần điểm đón Monorail.
Terminal: Việc cần chú ý đầu tiên khi sang ML là không nên bắt taxi dù ở ngay sân bay KLIA mà mua vé taxi ở quầy. Nếu đi VNA thì máy bay thường hạ cánh xuống Terminal C, muốn đi đến khu vực check-out thì phải đi tàu điện từ Terminal C ra, nếu đi MAL thì thường dừng ở Terminal H hoặc B; Air Asia thì Terminal LCC (low cost carrier). Ở terminal này thì đi ra cửa check out tương đối dễ dàng. Khi từ Mal quay về phải chú ý đến điểm này vì check-in cho Air Asia thì phải bảo taxi đưa đến LCC, còn VNA hoặc MAL thì nằm tại KLIA. Thủ tục checkin của MAL tập trung chủ yếu ở Block C, bảng điện tử ở khu đó ghi "Check-in All International", còn VNA thì chỉ có một counter duy nhất nằm ở block H.
Thủ tục nhập cảnh trong sân bay rất đơn giản. Đến sân bay ML, đi theo hướng Baggage Reclaim, đến chỗ hải quan đóng dấu nhập cảnh là xong. Họ có thể hỏi thêm vài thông tin như đến ML làm gì? Ở bao lâu? … Nhưng nói chung là đơn giản, thậm chí không phải khai tờ khai nhập cảnh như về Việt Nam nữa. Nếu có credit card nữa thì show nếu họ có hỏi sang ML tiêu bằng gì. Tốt nhất cứ cầm sẵn vé khứ hồi, để một ít tiền Mỹ trong túi. Nên đổi tiền ở Authorized Money Changer ngoài đường hoặc trong shopping centers chứ không nên đổi ở KS hay sân bay vì rates thấp. Nhưng vẫn giữ một ít ringgit để đi taxi từ sân bay về. Nhập cảnh xong, lấy hành lý luôn và ra cửa. Sau đó có thể đến quầy TAXI gọi xe luôn, nhớ là yêu cầu BUDGET taxi nếu không họ sẽ gọi xe LIMOSINE. Bắt taxi ở ML rất dễ nhưng phải mặc cả. Ở ML, tắc đường kinh khủng.
Shopping: Malaysia thường có Mega Sale hằng năm khoảng đầu tháng 6 đến cuối tháng 8. Tất cả hàng hóa giảm mạnh 50-70%. Các đợt sale còn lại thì vào các kỳ nghỉ của học sinh, X-mas, tết AL nhưng ko giảm nhiều bằng Mega sale. Nên đi những nơi sau: KLCC ở tháp đôi, Pavillion, Lot 10 ở Jalan Bukit Bintang, Time Square ở Jalan Imbi, Mid Valley ở Mid Valley, One Utama ở Bandar Utama. Nếu đi chỗ này thì có thể đến được thêm IKEA, the Curve. Khu LowYat Plaza - Khu mua sắm ĐT gần Bukit Bintang Jalan. Các khu mua sắm mở cửa lúc 10.am, đóng cửa là 10.pm. Trên KLCC đóng cửa sớm hơn chút tùy khu. Muốn rẻ và đẹp thì vào Tesco - giống như Metro ở VN: bé 0-2 tuổi thường là 15-->20RM/bộ váy hoặc quần áo hoặc áo váy. Đẹp, lạ và rẻ thì Metrojaya, F.O.S trên tầng 3 của The Curve: hàng của Poney. Trong F.O.S cũng giảm 50-->70%, hàng của Little House: chỉ 10--->20RM cho bé, >20RM cho lớn. Đẹp lạ nữa thì sang Parkson bên 1- Utama trên tầng 2, khoảng >30RM. Còn các hãng nổi tiếng như Pooh, Disney, Barbie, Papajayar, Mickey, Hallmack.... trong The Curve đều giảm giá rất ít.
Điểm thăm quan:
Putrajaya - Thành phố hành chính mới của ML. Đi đường từ sân bay về KL sẽ nhìn thấy rất rõ thành phố này nhưng nên đi vào buổi chiều từ 5h vì nắng nóng. Ngay trong KLCC cũng có mấy chỗ có thăm quan được là lên tháp đôi nhưng phải xếp hàng xin vé từ sớm, Aquaria, Petrosain discovery, Petronas Gallery. China Town, Lake garden, Little India, Medeka square. Sunway Lagoon: Chỗ này có khu Water park lẫn shopping mall rất rộng.
Điểm du lịch ko thể thiếu trong hành trình Malayssia là Genting và Kualalumpure (Thủ đô). Genting khá hấp dẫn bởi khí hậu mát mẻ, thoáng dãng và có nhiều trò vui chơi giải trí (không phải shopping). Có nhiều package để đi đến những nơi khác: http://malaysiaairlines.com.my/my/en...-packages.aspx. Nếu bạn cần thông tin gì thì có thể liên hệ số +60 127 016 270.
Phương tiện: Ở Kul có rất nhiều tàu: RLT, Monorail ... và tiện, nhưng ko bằng MRT ở SIN vì tàu chỉ 2 toa, đợi tầm 3p/chuyến. RLT của Malay chạy ko người lái, giá tính theo chặng nếu ko mua vé tháng, có máy mua tự động hoặc quầy bán vé. Hoàn toàn ko cần đi taxi nếu tuyến đó có tàu, tại sân bay có thể lấy thông tin về các hệ thống tàu này. Tại KL Sentral thì có thể đi tàu chạy ray nhiều toa như tàu hỏa Việt Nam để đi Shopping tại Mid Valey.
Đi lại thì đi xe Bus là hợp lý nhất: Có xe của The Curve đưa (9.30.am) lên The Royale Bintang (gần Bintang Walk) và đón lúc 4.pm cùng ngày, miễn phí. Nếu đi nên lưu ý giờ đón, vì quá 4pm họ về mất thì mình bắt taxi hơi khó (trời mưa và xa họ ngại đi, nếu ko thì giá cũng cao 20->30pm về RBD. Đi Genting thì mua vé xe Bus bên Utama rất rẻ. Đi Quảng trường thì bắt taxi khoảng 20RM.
Nếu cần taxi đi từ KL ra sân bay vào lúc sáng sớm thì liên lạc theo số điện thoại: 0166164006 (Paul), người Tàu. Đi xe đồng chí này đảm bảo đúng giờ, không bao giờ lỡ hẹn, nếu bận không đi được đều điều người khác đến đón. Giá taxi đi sáng sớm 90RM, đi ban ngày thì 70RM kể cả LCC lẫn KLIA.
Notes: Không nên dùng thẻ tín dụng mua bán ở những khu vực Bukit Bintang như trong Sungey Wang, LowYat Plaza vì dễ mất tiền trong thẻ. Thời tiết ML do cận xích đạo nên nóng quanh năm, đúng là sớm nắng gắt chiều mưa dông, hầu như ngày nào cũng vậy. Mưa dông nếu to thì KL cũng bị ngập. Nếu đi tự túc thì nhớ là giờ cao điểm buổi sáng và chiều tan tầm hoặc khi trời mưa thì giao thông ra/vào KL center rất tệ, kẹt xe 1-2 tiếng là chuyện thường. Nhiệt độ ngoài trời thường là 30oC, nhưng vào trong nhà khoảng hơn 20oC. Đi lại nhiều nên mang giầy thể thao hoặc giầy/xăng đan bệt cho giảm tải đôi chân. Đi Genting nhớ đi giày thì mới vào Casino được. Ở KL mà đi nhiều điểm và kinh tế Bus Hop-on, Hop-off, giá vé 35RM/người /ngày. Bus sẽ đưa bạn đi đến các điểm du lịch chính của KL, tới điểm nào thích thì bạn xuống đó chơi xong lại ra đúng điểm đón để đón xe đi tiếp. Cứ 15 phút là có một xe đến. Cẩn thận đồ đạc xách tay trong quá trình đi chơi vì rất dễ bị cướp giật. Bắt taxi và chỉ nên bắt taxi ở chỗ nào có điểm đón taxi và chạy theo đồng hồ. Trên MRT thì cẩn thận kẻo bị móc túi. Ko nên đeo nữ trang....

Du lịch Lào

Đi du lịch Lào thì chủ yếu nên qua Luangpabang và Vientian thôi. Ở Lào cũng có 1 số điểm du lịch khác như Cánh đồng Chum ở Xiengkhoang... Nhưng nói chung do dân ít và phân bố khắp nơi nên nếu để đi hết những điểm đó thì mất nhiều thời gian và sức khỏe.
Luangpabang: là cố đô của Vientian, nằm ở phía Bắc, cạnh con sông Mê kông. Nói chung hầu hết các thành phố lớn của Lào đều chạy dọc theo sông Mekong. Là thành phố du lịch nên nơi này toàn bộ chỉ thấy nhà hàng, khách sạn và Tây ba lô. Nên đi tới đây vì không khí mát mẻ, dễ chịu. Ngoài việc thăm cung điện cũ của Lào, còn có thể đi thăm thác nước và hang động cách Luangpabang 24km. Có thể thuê xe tuk tuk để đến 2 nơi này. Tuy nhiên ngoài vẻ hoang sơ thì Lào không phát triển dịch vụ du lịch mấy nên thích hợp với những người thích du lịch khám phá hơn là shopping. Trước cửa cố cung có 1 khu chợ đêm bán hàng lưu niệm khá độc đáo, hàng thủ công làm theo kiểu châu Âu, giá tương đối rẻ từ 5.000 Kip trở lên = 10.000 vnd. Cần lưu ý là mặc cả ở đây khoảng từ 50% trở đi, có thể bằng tiếng Anh, tiếng Việt hay tiếng Thái thì người dân đều hiểu được.
Để tới được Luangpabang có thể đi bằng xe khách từ Vientian hoặc bằng máy bay. Tuy nhiên nếu không chịu được say xe thì không nên đi xe khách vì quãng đường dài 400km từ Vientian đến Luangpabang thì có đến hơn 200km chỉ là đường đồi núi và cua liên tục. Những đoạn đường ở Việt Nam như Hải Vân hay Tam Đảo chỉ bằng 1/10 ở đây, thậm chí tới đoạn gần Luangpabang sẽ bị đau tai do áp suất không khí ở núi cao. Đi máy bay từ Vientian lên Luangpabang khoảng 600.000 Kip/1 chiều. Nhưng đi xe khách thì sẽ có cơ hội qua Vangvieng, cũng là một điểm du lịch khám phá với hang động... đặc biệt dân Tây ba lô thích chèo thuyền canoe mạo hiểm ở đây.
Vientian: có nhiều điểm du lịch nổi tiếng như Khải hoàn môn Patuxay, chùa Thapluang, vườn tượng ... Phương tiện đi lại chủ yếu là tuk tuk như Thái Lan nhưng chú ý đi chơi về muộn sẽ khó kiếm xe vì người Lào hầu như gia đình nào cũng đi lại bằng ôtô riêng. Xe tuk tuk ở đây tính tiền theo đầu người chứ không theo khoảng cách, khoảng 10.000kip/người/chuyến. Tuy nhiên nếu đi nhiều người có thể mặc cả từ 50.000kip xuống 30.000kip cho tất cả khoảng 5-6 người. Khu mua sắm ở Lào thì chỉ có chợ Sáng (có cả chợ Chiều nhưng nhỏ hơn) hoặc Lào Plaza. Chợ Sáng thì nổi tiếng hơn, tuy nhiên ít hàng hóa và kiểu như đặt chợ Hôm cạnh thương xá Tax vì trên tầng bán vàng bạc, quần áo.. còn dưới tầng và phía ngoài trời bán hàng tạp hóa, đồ thủ công... Nói chung người Lào nào cũng khuyên bạn nên sang Thái Lan (cửa khẩu rất gần thủ đô) để mua sắm. Các khu giải trí khác không có nhiều, chủ yếu là quán bar và night club ngay trong khách sạn.
Liên lạc: Nếu ở Lào một thời gian dài, có thể mua SIM điện thoại mới, nhưng nhớ phải gọi qua VOIP (mã 118, 177..) thì còn khoảng 2.000kip/phút, nếu không thì cước gọi quốc tế trực tiếp sẽ gấp 10 lần. SIM ở đây cũng rẻ khoảng 50K kip có tài khoản 25K kip. Có cả mạng cho nhắn tin miễn phí về Việt Nam.
Ăn uống: ngoài món lạp (dạng như thịt băm trộn với đậu đũa sống thái nhỏ, rau sống và ớt) ăn với xôi là đặc sản thì Lào còn có món nướng (thịt gà, lợn, xúc xích...) ăn cũng ngon. Ở đây có món thịt bò (đảm bảo ko phải thịt trâu) và cá sông Mekong nên nếm thử. Những món khác thì cách chế biến gần giống Việt Nam nhưng cay hơn và mặn hơn. Thực đơn ở đây đơn giản, chỉ quanh quẩn bò, gà, lợn, cá.. hiếm thấy cua ếch nhái như ở Việt Nam, cách chế biến cũng đơn giản hơn nhiều. Không thấy có cửa hàng ăn nhanh KFC hay McDonald nào. Đồ uống chủ yếu là bia Lào và nước ngọt đóng chai. Ngoài đường cũng có xe nước mía, chè trân châu. Hoa quả và rau không nhiều loại. Có xoài xanh Thái Lan và xoài của Lào, khoảng từ 5.000 đến 7.000kip/cân, có thể mua về làm quà nếu có sức xách.
Chi phí: Ở Lào, ngoài ô tô rẻ hơn VN khoảng 30%, còn lại các nhu yếu phẩm đều đắt gấp đôi Việt Nam. VD như 1 cây kem Wall bên đó là 8.000 kip, tương đương với 16.000vnd. Mọi chi tiêu cần cẩn thận và nên hỏi giá, mặc cả trước.

Du lịch Singapore

Thông tin về Terminal các hãng hàng không bay từ VN sang SIN: Terminal 1 - Vietnam Airline, Jetstar, Lion; Terminal 2 - Singapore Air; Budget Terminal - Tiger Airway.
Accommodation (Homestay):
- Nhà Tùng: 32 Sophia Curt, Adis Road, Singapore (Nằm tại góc ngã tư Orchard, Bras Basah, Handy Rd;Ngay bên cạnh MRT Dhoby Ghaut, Sngapura Plaza). Có Wifi free, bể bơi ở gần, security trực 24/24. 75 SGD/night (for 2 adults). Thêm người: 15 SGD/ person/night. ĐT: (65)82690085, E-mail: thanhtung159@gmail.com
- Căn hộ của Vân Anh ở gần Plaza Singapura, có bể bơi. 1 căn hộ (1 phòng khách với 1 phòng ngủ) giá 90SGD. ĐT của VA: +65 98726148, YM: haianh_hva
www.the-inncrowd.com KS này giá cũng rẻ mà cũng gần khu Bugis.
Ăn uống: Bên Sing có hệ thống Foodcourt rất phổ biến, giá cả hợp lý (4-5 SGD/meal), cháo ếch khoảng 30 SGD/set/2 per (Geylang), chili crab khoảng 170-200 SGD… Nên mang theo nước từ nhà, vì nước mua bên ngoài rất đắt.
Một số điểm tham quan (tham khảo thêm www.visitsingapore.com)
Nên đến Little China xem Heritage House, đến chợ Mustafa ở khu Little India, xem nhạc nước ở Sentosa (tượng Merlion cũng ở ngay chỗ Sentosa), vườn chim Jurong, vườn Hoa lan (National Ochard Road). Nên đi Night safari vào buổi sáng, có thể chụp hình, xem dophin show và 1 số xiếc thú khác. Nếu còn nhiều thời gian và ko đi shopping, bạn có thể đi JURONG BIRD PARK hoặc BOTANIC GARGEN. Tối qua Bgis ăn lẩu buffe khoảng 15S$/người + đi shopping ngay ở đó.
Không nên đi Sentosa quá sớm vì nhiều dịch vụ vẫn chưa mở. Thay vào đó bạn nên đi CHINA TOWN để thưởng thức các món ăn của Trung quốc và đi thăm quan một số nơi ở đó. Nghỉ trưa tại China town hoặc đi đến Vivo city để shopping, tầng 4 Vivo là điểm bán vé đi Sentosa. Nên khởi hành đi Sentosa tầm 3h chiều. Chơi ở Sentosa đến 7h là có nhạc nước. Hết nhạc nước thì đi taxi về trung tâm mua sắm ở Orchard để mua những nước thứ cần thiết chuẩn bị cho hôm sau về.
Shopping: Khu Ochard Road bán đồ đẹp, đồ hiệu nhưng giá thì không rẻ nếu như không phải vào mùa sale (nhưng rẻ hơn đồ hiệu ở VN nhiều bán trong Parkson hay Diamond). Muốn shopping rẻ thì ghé khu Bugis và Mustafa building hay Little China.
Phương tiện đi lại: Nếu đi taxi nên chọn City Cab 655 21 111; Giá cước: Km đầu: 2,8 SGD, km tiếp theo được tính dựa trên mốc 10km (TH1: <=10 km, TH2: >10km) TH1: <= 10km (tổng số đoạn đường đi), 385 m = 20 cent (cả nhà khi đi taxi sẽ thấy mỗi lần nhảy tiền 20 cent). Cứ như thế mà tính nhé. TH2 : >10 km, 330 m = 20 cent (tương tự như trên). Trước khi đi taxi (đặc biệt những đoạn đường dài, vd từ City tới Jurong Bird Park hoặc Singapore zoo) thì cả nhà có thể tham khảo trước số km trên http://maps.google.com/ nhé. Nhiều khi đi taxi bên Sing ko may gặp phải driver ko tốt bụng thì nó hay bắt chẹt, cẩn thận.
Các khoản phí (surcharge)
-Peak hours : 35% cước taxi; Time: 7.30 am – 9.30 am; 5.30 pm - 8.30pm (từ thứ 2-thứ 6), riêng ngày thứ 7 peak hour kéo dài tới 11.00pm
-ERP (Electronic Road Pricing): dao động 0,5-1 SGD/lần (tùy từng thời gian khác nhau), cái này thường đặt ở khá nhiều con đường bên Sing. Mỗi lần đi taxi ko may đi qua 3,4 cái này là cũng khá mệt.
-Central Business District (phí charge đi vào khu trung tâm) vào tùy từng thời điểm nhất định : 35% cước taxi
-Surcharge khi đi taxi qua 12am: 50 % cước taxi; -Booking: xe 4 chỗ: 3 SGD; xe 7 chỗ: 8 SGD (loại này book thường có giá khá chênh lệch khi book từ city hoặc từ Budget terminal); -Public Holiday: phải chịu thêm 1 SGD nữa; -Thời gian chờ: 45s = 20cent (Nói chung là tiền cước taxi thì ko nhiều nhưng tiền phí surcharge thì …)
Về giá cả thì Bus rẻ hơn MRT. Nếu đi MRT từ Changi Airport về city (Dhoby Ghaut mrt, Somerset mrt...) dao động khoảng 1,5-1,6 SGD/person (EZ link card), mua vé Single trip ticket thì max hơn 1 tí. Nếu muốn đi Bus thì cả nhà có thể đi BUS 36 từ Changi (terminal 2 hoặc bắt ở ngoài Bus stop gần sân bay). Bus này đi qua các tuyến phố: Marine Parade Road, Amber Road, Mountbatten Road, Temasek Blvd, Raffles Ave, Stamford Road, Orchard Road, Penang Road, Somerset Road, Grange Road, and Tomlinson Road (loop: Nằm giao với Tanglin, gần cuối đường Orchard). Nếu chưa biết bus này tới điểm nào, có gần chỗ ở không thì có thể hỏi Bus driver, người ta sẽ hướng dẫn cụ thể.
Gợi ý về chương trình du lịch (4 ngày cả đi và về):
Ngày 1: đến Sing nhận phòng KS ăn tối thật nhanh rồi đi chơi Orch, sau khi Orch đóng cửa thì đi Mustafa shopping. Nước hoa ở đó rẻ nhất SIN.
Ngày 2: dậy sớm đi Công viên Merlion chụp ảnh sau đó đi bộ qua cầu rẽ tay trái đến Raffell city shopping. Bên tay phải ngoài cửa Raffell có đường hầm xuống City link shopping, Citylink xuyên sang Suntecity và Mariasquare (tất cả đều có biển chỉ dẫn). Nêu dùng bữa trưa hoặc bữa tối tại Tầng 2 Marina Square vì ở đây có hàng chọn món Hàn quốc rất ngon (hình như tên là Seoul Garden). Nếu ăn xong mà còn sớm thì đi Buggis. Các chỗ shopping đóng cửa lúc 10h. Nếu còn khoẻ thì đi Safari night nếu ko thì về nghỉ lấy sức (nên đi 3 nơi này trong 1 ngày cho đỡ mất thời gian)
Ngày 3: sáng đi taxi đến cáp treo sang Sentosa (mở cửa từ 10h nên bạn tính có mặt ở đấy lúc 9h30 thì sẽ thăm quan các chỗ đầu tiên thì ko mất thời gian), chơi và thăm quan những trò chính thôi (mua vé ngay ở ngoài nên quyết định trò luôn như xem phim 4D, bảo tàng sáp, lên tượng Merlion, thuỷ cung thôi. Không nên ở đến tối xem nhạc nước vì mất thời gian. Bạn phải tình thời gian sao cho chơi và chụp ảnh ở mấy cái trên đến khoảng 12h là bạn rời khỏi Sentosa, sau đó đi cáp treo ra ngoài, rẽ tay phải đi bộ đên Vivo City shopping đến chiều thôi. Tối đi Buggis hoặc Orch..Về nghỉ ngơi xếp đồ.
Ngày 4: Lên đường về nước
Đổi ngoại tệ: Nếu có sẵn USD rồi thì cứ mang đô sang Sing đổi ra S$ ở Mustafa hoặc ở các quầy đổi ngoại tệ bất kỳ, tỷ giá cũng không chênh nhau là mấy. Hoặc mang tiền Việt ra hàng vàng, ngoại tệ mà đổi (Phố Hà Trung).Có thể cầm vé máy bay và passport ra NH đổi tiền, rẻ hơn ở ngoài, tiêu không hết thì về VN vào NH đổi lại. Nhưng thường thì NH ko dữ trữ loại ngoại tệ này nhiều nên bạn cứ ra nói họ và hẹn chiều hôm sau tới đổi sau.

Passion, Place, People & Pay

Một người đi làm nhiều năm chưa chắc trả lời được câu hỏi “Thế nào là một công việc tốt?”. Có thể bạn nghĩ đó là một công việc được trả lương cao và có nhiều cơ hội thăng tiến. Vẫn chưa đủ bạn ạ! Một công việc tốt là tập hợp của bốn chữ P: Passion, Place, People và Pay.
Passion: Đam mê
Mỗi sáng tỉnh giấc, bạn hăng hái chuẩn bị đi làm hay phải ép mình bước ra khỏi nhà? Bạn có dành hết tâm trí cho công việc đang làm hay chỉ vì tiền lương bạn nhận mỗi tháng? Bạn chỉ làm theo những gì được hướng dẫn, hay bạn hoàn thành công việc theo cách riêng của bạn, sáng tạo và chủ động?... Sẽ khó đạt được kết quả như ý nếu bạn làm bất kỳ việc gì mà thiếu niềm đam mê. Bạn không tin? Hãy thử một lần đặt niềm đam mê vào việc bạn đang làm, tốc độ hoàn thành cũng như thành quả sẽ khiến bạn ngạc nhiên.
Place: Nơi chốn
Nơi chốn có thể hiểu là công ty nơi bạn làm việc. Bạn có yêu công ty mình không? Bạn có thích chỗ ngồi hiện tại của mình không? Môi trường làm việc có tạo cho bạn cảm giác thích thú cũng như sẵn sàng hoạt động hết công suất?... Nếu vẫn chưa cảm thấy chắc chắn, bạn có thể kiểm chứng bằng cách sau: mỗi khi ai đó hỏi công ty nơi bạn làm việc như thế nào, nếu bạn rất tự hào khi nói về nó... Xin chúc mừng bạn! Đây nhất định là một công việc tốt.
People: Con người
Đồng nghiệp cũng là một phần trong công việc và có ảnh hưởng không nhỏ đến bạn. Bạn có cảm thấy thoải mái khi làm việc với đồng nghiệp hiện tại? Họ tạo cho bạn cảm giác tin tưởng, gần gũi và muốn được chung vai sát cánh? Và bạn có hợp tác hiệu quả với sếp? Bạn tin tưởng và tôn trọng sếp? Nếu bạn cảm thấy đội nhóm của mình cũng như toàn thể đồng nghiệp công ty là những người anh em, là gia đình thứ hai trong công việc, bạn đừng rời bỏ công việc này nhé!
Pay: Tiền lương
Không thể phủ nhận người ta đi làm là vì lương, lương thấp hay cao là một vấn đề đáng lưu tâm. Nếu muốn biết mức lương hiện tại của mình có hợp lý không, bạn có thể tham khảo bằng vài cách thức sau: sử dụng các trang web việc làm chuyên nghiệp, hỏi những người cùng nghề... Tuy nhiên, một mức lương không quá cao nhưng lại có thêm nhiều khoản phúc lợi khác như trợ cấp điện thoại, số ngày nghỉ nhiều, chế độ thưởng bằng cổ phiếu... cũng đáng để bạn xem xét.
Nếu bạn trả lời có cho những câu hỏi trên thì quả là tuyệt vời, công việc hiện tại của bạn chính là một công việc tốt. Ngược lại, nếu bạn chỉ có khoảng 2/3 câu trả lời là “Có!”, thì hãy tự tạo cơ hội cho mình. Hãy nói với công ty những gì bạn cần công ty hỗ trợ để hiện thực hóa ước mơ của mình.

Ta không phải là ta hôm nay!!!

Lâu lắm rồi mới có một party vui như thế. Party mà những người tham dự tự name cho cái chủ đề TA KHÔNG PHẢI LÀ TA HÔM NAY. Thực sự là enjoy quá đi. Tầng 3 High Way No.4, có thể ngắm hồ Thủ Lệ qua cửa sổ, có thể khoanh chân mà nhậu. Nhưng chả ai ngắm hồ vì mải ăn và cụng ly. Hết mơ lại đến táo mèo, toàn 27 độ. Khoái nhất vụ ngồi đầu gối nối mang tai. Ka ka. Chốt hạ thì chủ đề thực sự phải dư lày: TA không phải là TA hôm nay mà thực sự ... chính là TA, ha ha. Round 2 @ Paradise dưng phải về. Hết chiện.

Chẳng hiểu ra răng!!!

Thiếu bản lĩnh. Tí cái là nước mắt chảy ra. "Em hay nhỉ? Cứ thế là tuôn ra!!!" Còm-men ghê dễ sợ. Mà sao nhỉ? Toàn những vụ vô dziên lạ lùng (may mà cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay, 3, 4 ngón gì đấy). Chả kiềm chế nổi...
Rảnh nhảm cuối tuần. Off khỏi công việc. Cho mình một khoảng thời gian thư giãn này. Nhẹ nhõm qúa... Chắc sắp nhận được quà. Lâu lâu có quà cũng hay. Quà ưng ý thì sướng không bàn phím nào tả xiết rồi; không thì lòng vẫn ấm vì được quan tâm mà. Ước gì ngày nào cũng được nhận quà nhỉ?
Hôm qua có người gửi cho 1 file PP tiếng Pháp từ sáng sớm. Ớ!!! Đại ý khuyên con người ta nên sống, hưởng thụ ngay và luôn ("NGAY và LUÔN là 2 chị em", đấy là đồng nghiệp tớ hay đế thế khi tớ giao nhiệm vụ, hĩ hĩ). Ví như nên sức thứ nước hoa mình thích ngay chứ không cần đợi tới party, nên mặc bộ đồ mới luôn chứ không cần chờ tới dịp nào đó... Ờ thì mình cũng biết điều này rồi. Quan điểm sống của mình mà lị, hà hà.
Rảnh nên nhảm hơi nhiều. Ayza... Thôi nhỉ???

Asean Resort










Having fun @ A.R


Danube Valley

Vang trắng. Ý. 13 độ. Năm 2002.
Óng màu thạch anh vàng. Thơm dịu nhẹ. Ấn tượng...

CSVD

Không ăn NEM nhỉ???

Hãy bế em ra khỏi cuộc đời anh!

Vào ngày cưới của tôi, tôi đã ôm vợ trên đôi tay của mình. Xe đưa dâu dừng tại trước tổ uyên ương của chúng tôi. Đám bạn thân của tôi nhất quyết bắt tôi phải đưa nàng ra khỏi xe trên đôi tay của mình.
Do vậy, tôi đã bế nàng vào nhà. Lúc đó, nàng là một cô dâu tròn trĩnh và e thẹn, còn tôi là một chú rể rất sung sức và tràn trề hạnh phúc.
Nhưng đó là cảnh của mười năm trước. Những chuỗi ngày sau đó cũng giản dị như một cốc nước tinh khiết: chúng tôi có con, tôi bước vào thương trường và cố gắng kiếm thật nhiều tiền. Khi của cải trong gia đình chúng tôi mỗi lúc một nhiều hơn cũng là lúc tình cảm giữa hai chúng tôi suy giảm dần.
Vợ tôi là một công chức nhà nước. Mỗi sáng chúng tôi cùng ra khỏi nhà với nhau và hầu như về nhà cùng một lúc. Con chúng tôi thì học tại một trường nội trú. Cuộc sống hôn nhân của chúng tôi nhìn bề ngoài hạnh phúc đến nỗi nhiều người phải ganh tị. Nhưng thật ra cuộc sống yên ấm đó gần như bị xáo trộn bởi những đổi thay không ngờ...
Dew đã bước vào cuộc đời tôi.
Đó là một ngày đầy nắng. Tôi đứng trước một ban công rộng lớn. Dew ôm vòng sau lưng tôi. Con tim tôi, một lần nữa, lại đắm chìm trong dòng suối yêu đương cùng nàng. Đây là căn hộ tôi mua cho cô ấy. Dew nói: “Anh là mẫu đàn ông có sức cuốn hút với đàn bà nhiều nhất”. Câu nói của Dew đột nhiên nhắc tôi nhớ đến vợ mình. Hồi chúng tôi mới cưới, nàng nói: "Mẫu đàn ông như anh, khi thành đạt sẽ rất quyến rũ với phụ nữ". Nghĩ đến lời nói đó của vợ mình, tôi thoáng do dự. Tôi hiểu mình đang phản bội lại nàng. Nhưng tôi đã không thể cưỡng lại chính mình.
Kéo tay Dew sang một bên, tôi nói: “Em đi mua mấy món đồ nội thất nhé? Anh có vài việc phải làm ở công ty”. Hiển nhiên là nàng thất vọng rồi bởi vì tôi đã hứa sẽ cùng đi với nàng. Ngay lúc ấy, ý nghĩ phải ly hôn xuất hiện trong tâm trí tôi mặc dù trước đây ly hôn là một điều tưởng chừng không thể.
Nhưng tôi nhận ra khó mà mở lời với vợ về chuyện này. Cho dù tôi có đề cập nó một cách nhẹ nhàng đến đâu chăng nữa, cô ấy chắc chắn sẽ bị tổn thương sâu sắc.
Công bằng mà nói, cô ấy là một người vợ tốt. Tối nào, cô ấy cũng bận rộn chuẩn bị bữa ăn tối, trong khi tôi ngồi phía trước màn ảnh TV. Bữa ăn tối thường xong sớm. Sau đó, chúng tôi cùng xem TV. Không thì, tôi lại thơ thẩn bên máy tính, mường tượng thân thể của Dew. Đó là cách tôi thư giãn.
Một ngày nọ, tôi nửa đùa nửa thật nói với vợ tôi, “Giả dụ chúng ta phải ly hôn, em sẽ làm gì?”. Cô ấy nhìn chằm chặp tôi phải đến vài giây mà không nói lời nào. Hiển nhiên cô ấy tin rằng ly hôn là một cái gì rất xa vời với cô ấy. Tôi không hình dung được vợ tôi sẽ phản ứng thế nào một khi biết rằng tôi đang nói nghiêm túc về chuyện đó.
Lúc vợ tôi bước vào phòng làm việc của tôi ở công ty thì Dew cũng vừa bước ra. Hầu như tất cả nhân viên ở văn phòng tôi đều nhìn vợ tôi với ánh mắt ra chiều thông cảm và cố giấu giếm chút gì đó khi nói chuyện với nàng. Vợ tôi dường như có nghe phong phanh vài lời bóng gió. Cô ấy chỉ mỉm cười dịu dàng với đám nhân viên, nhưng tôi đọc được nỗi đau trong đôi mắt ấy.
Một lần nữa, Dew lại nói với tôi: "Ninh, anh ly dị cô ấy đi? Rồi chúng mình sẽ cùng chung sống với nhau”. Tôi gật đầu. Tôi biết mình không thể chần chừ thêm được nữa.
Khi vợ tôi dọn ra bàn chiếc dĩa cuối cùng, tôi nắm lấy tay cô áy. “Anh có điều này muốn nói với em”, tôi nói. Cô ấy ngồi xuống, lặng lẽ ăn.
Tôi lại nhìn thấy nỗi đau trong đôi mắt nàng. Đột nhiên, tôi không biết phải mở miệng như thế nào. Nhưng tôi phải nói cho cô ấy biết những gì tôi đang suy nghĩ thôi. “Anh muốn ly hôn”. Cuối cùng thì tôi cũng đặt vấn đề hết sức nặng nề này một cách thật nhẹ nhàng.
Cô ấy tỏ ra không khó chịu lắm với lời tôi nói mà chỉ hỏi nhỏ “Tại sao?”. “Anh nói thật đấy”, tôi tránh trả lời câu hỏi của cô ấy. Cái gọi là câu trả lời của tôi đã khiến cô ta giận dữ. Cô ấy ném đôi đũa đi và hét vào mặt tôi “Anh không phải là đàn ông!”.
Đêm đó, chúng tôi không nói chuyện với nhau. Cô ấy khóc lóc. Tôi hiểu cô ấy muốn biết chuyện gì đã xảy ra với cuộc hôn nhân của chúng tôi. Nhưng tôi khó đưa ra được câu trả lời thỏa đáng bởi vì trái tim tôi đã nghiêng về Dew.
Trong tâm trạng tội lỗi tột cùng, tôi thảo đơn ly hôn ghi rõ cô ấy sẽ sở hữu căn nhà, chiếc xe hơi và 30% cổ phần trong công ty tôi. Nhìn lướt qua tờ đơn, cô ấy xé nó ra từng mảnh. Tôi cảm thấy tim mình đau nhói. Người phụ nữ chung sống với tôi suốt mười năm nay bỗng trở nên xa lạ chỉ trong một ngày. Nhưng, tôi không thể rút lại những lời đã nói.
Cuối cùng, điều tôi mong đợi đã đến. Cô ấy òa khóc trước mặt tôi. Tiếng khóc của cô ấy thực sự là liều thuốc an thần cho tôi. Ý định ly hôn dằn vặt tôi suốt nhiều tuần qua giờ đây dường như càng trở nên rõ rệt và mạnh mẽ.
Trời khuya, tôi về nhà sau tiệc chiêu đãi khách hàng. Tôi nhìn thấy vợ tôi đang cắm cúi viết tại bàn làm việc. Tôi nhanh chóng chìm vào giấc ngủ. Nửa đêm, tỉnh giấc, tôi thấy cô ấy vẫn ngồi viết. Tôi trở mình và ngủ tiếp.
Vợ tôi đưa ra điều kiện ly hôn: Cô ấy không cần bất cứ thứ gì của tôi, nhưng tôi phải cho cô ấy thời gian một tháng trước khi chính thức ly hôn; và trong thời gian một tháng đó, chúng tôi phải sống với nhau một cuộc sống bình thường. Lý do chỉ đơn giản vì: tháng sau con trai của chúng tôi sẽ kết thúc kỳ nghỉ hè và cô ấy không muốn nó phải chứng kiến cuộc hôn nhân của chúng tôi đổ vỡ.
Cô ấy đưa cho tôi thư thỏa thuận cô ấy soạn sẵn và hỏi: “Anh còn nhớ em đã vào phòng cô dâu trong ngày cưới như thế nào không?”. Câu hỏi này chợt làm sống tại trong tôi tất cả những kỷ niệm tuyệt vời ngày ấy. Tôi gật đầu và nói: “Anh còn nhớ”.
“Lúc đó, anh đã bế em trên đôi tay của anh”, cô ấy tiếp tục, “do vậy, em có một yêu cầu là anh phải bế em ra vào ngày chúng ta ly hôn. Từ giờ đến hết tháng này, anh phải bế em từ giường ngủ đến cửa nhà mình vào mỗi sáng”. Tôi mỉm cười đồng ý. Tôi biết cô ấy đang nhớ lại những chuỗi ngày ngọt ngào hạnh phúc và muốn cuộc hôn nhân của mình kết thúc lãng mạn.
Tôi kể cho Dew nghe về điều kiện ly hôn của vợ mình. Cô ấy cười to và cho rằng đó là một yêu cầu ngu xuẩn. “Cho dù cô ta có đưa ra mánh khóe gì chăng nữa, thì vẫn phải đối mặt với kết cục ly hôn mà thôi”, cô ấy nói một cách khinh bỉ. Lời nói đó của Dew ít nhiều khiến tôi cảm thấy khó chịu.
Vợ tôi và tôi đã không đụng chạm gì về thể xác kể từ khi tôi có ý định ly hôn. Chúng tôi đối xử với nhau như hai người xa lạ. Vì vậy ngày đầu tiên tôi bế cô ấy, cả hai chúng tôi tỏ ra khá lóng ngóng, vụng về. Đứa con trai vỗ tay theo sau chúng tôi: “Cha đang ôm mẹ trên tay”. Lời nói của con trẻ làm tim tôi đau nhói. Từ phòng ngủ đến phòng khách, sau đó mới đến cửa ra vào, tôi đã đi bộ trên mười mét với cô ấy trên tay. Cô ấy nhắm mắt và nói nhẹ nhàng, "Chúng ta sẽ bắt đầu từ hôm nay đừng nói gì cho con hay”. Tôi gật đầu và cảm thấy chút gì đổ vỡ. Tôi đặt cô ấy xuống ở cửa ra vào. Cô ấy đứng đó chờ xe buýt, còn tôi lái xe đến công ty.
Vào ngày thứ hai, chúng tôi “diễn” dễ dàng hơn. Cô ấy dựa vào ngực tôi. Chúng tôi quá gần nhau đến nỗi tôi có thể ngửi được mùi hương từ áo khoác của nàng. Tôi nhận ra rằng đã lâu lắm rồi tôi không nhìn kỹ người phụ nữ thân yêu của mình. Tôi nhận ra vợ tôi không còn trẻ nữa. Đã xuất hiện một vài nếp nhăn trên gương mặt của nàng.
Ngày thứ ba, cô ấy thì thầm vào tai tôi: "Vườn ngoài kia đang bị xói mòn đấy. Anh cẩn thận khi đi qua đó nghe". Ngày thứ tư khi tôi nâng cô ấy lên, tôi có cảm giác chúng tôi vẫn còn là một đôi uyên ương khăng khít và tôi đang ôm người yêu trong vòng tay âu yếm của mình. Những tơ tưởng về Dew trở nên mờ nhạt dần.
Đến ngày thứ năm và thứ sáu, cô ấy tiếp tục dặn dò tôi vài thứ, nào là cô ấy để chiếc áo sơ mi vừa ủi ở đâu, nào là tôi phải cẩn thận hơn trong lúc nấu nướng. Tôi đã gật đầu. Cảm giác thân thiết, gần gũi lại trở nên mạnh mẽ nhiều hơn.
Nhưng tôi không nói với Dew về điều này. Tôi cảm thấy bế cô ấy dễ dàng hơn. Có lẽ mỗi ngày đều luyện tập như vậy đã làm tôi mạnh mẽ hơn. Tôi nói với cô ấy: “Có vẻ bế em không còn khó nữa”.
Vợ tôi đang chọn váy đi làm. Tôi thì đứng đợi để bế cô ấy. Cô ấy loay hoay một lúc nhưng vẫn không tìm ra chiếc váy nào vừa vặn cả. Rồi, cô ấy thở dài, “Mấy cái váy của em đều bị rộng ra cả rồi”. Tôi mỉm cười. Nhưng đột nhiên tôi hiểu rằng thì ra cô ấy đã ốm đi nên tôi mới bế cô ấy dễ dàng, chứ không phải vì tôi mạnh khỏe hơn trước. Tôi biết vợ mình đã chôn giấu tất cả niềm cay đắng trong tim. Tôi lại cảm thấy đau đớn. Theo phản xạ tự nhiên, tôi đưa tay chạm vào đầu cô ấy.
Đúng lúc đó, thằng con chúng tôi chạy đến "Cha à, đến giờ bế mẹ ra rồi" - nó nói. Đối với nó, hình như nhìn thấy cha bế mẹ ra đã là một phần tất yếu trong cuộc sống của nó rồi. Vợ tôi ra hiệu cho nó lại gần và ôm nó thật chặt. Tôi quay mặt đi vì sợ rằng mình sẽ thay đổi quyết định vào phút chót.
Tôi ôm cô ấy trong vòng tay, bước từ phòng ngủ qua phòng khách, qua hành lang. Tay cô ấy vòng qua cổ tôi một cách nhẹ nhàng và tự nhiên. Tôi ôm cô ấy thật chặt, tưởng tượng như chúng tôi đang trở về ngày tân hôn. Nhưng tôi thật sự buồn vì vợ tôi đã gầy hơn xưa rất nhiều.
Vào ngày cuối cùng, tôi thấy khó có thể cất bước khi ôm cô ấy trong vòng tay. Con trai chúng tôi đã lên trường. Vợ tôi bảo: “Thực ra, em mong anh sẽ ôm em trong tay đến khi nào chúng ta già". Tôi ôm cô ấy thật chặt và nói: "Cả em và anh đã không nhận ra rằng cuộc sống của chúng mình từ lâu đã thiếu vắng quá nhiều những thân mật, gần gũi".
Tôi phóng ra khỏi xe thật nhanh mà không cần khóa cả cửa xe. Tôi sợ bất cứ sự chậm trễ nào của mình sẽ khiến tôi đổi ý. Tôi bước lên tàu. Dew ra mở cửa. Tôi nói với cô ấy: “Xin lỗi, Dew, anh không thể ly hôn. Anh nói thật đấy”.
Cô ấy kinh ngạc nhìn tôi. Sau đó, Dew sờ trán tôi. “Anh không bị sốt chứ”, cô ấy hỏi. Tôi gỡ tay cô ấy ra. “Dew, anh xin lỗi”, tôi nói. “Anh chỉ có thể xin lỗi em. Anh sẽ không ly dị. Cuộc sống hôn nhân của anh có lẽ tẻ nhạt vì cô ấy và anh không nhận ra giá trị của những điều bé nhỏ trong cuộc sống lứa đôi, chứ không phải bởi vì anh và cô ấy không còn yêu nhau nữa. Bây giờ, anh hiểu rằng bởi anh đưa cô ấy về nhà, bởi cô ấy đã sinh cho anh một đứa con, nên anh phải giữ cô ấy đến suốt đời. Vì vậy anh phải nói xin lỗi với em”.
Dew như choàng tỉnh. Cô ta cho tôi một cái tát như trời giáng rồi đóng sầm cửa lại và khóc nức nở. Tôi xuống cầu thang và lái xe đến thẳng công ty. Khi đi ngang tiệm hoa bên đường, tôi đặt một lẵng hoa mà vợ tôi yêu thích. Cô bán hàng hỏi tôi muốn viết lời chúc gì vào tấm thiệp. Tôi mỉm cười và viết “Anh sẽ bế em ra, vào mỗi sáng cho đến khi chúng ta già”.

Nick của partner trong ĐT bạn là gì?

Ý tác giả partner là chồng/vợ/người iu nớ, còn gì gì nữa, hem bik. Kể cái này cười cho vỡ bụng nhá, há há:
Máy vợ: Béo (Chồng thuộc tuýp người phì nhiêu)
Máy chồng: Suỵt, vợ (Khi vợ gọi điện thoại đến thì sẽ thành: Suỵt, vợ đang gọi)

Nhận biết kim cương giả, thật?

Đây là câu hỏi ai trong chúng ta, những người thiếu kinh nghiệm về nữ trang hay hỏi nhất. Nữ trang, lượng không quyết định giá cả. Phẩm mới là yếu tố chính. Phẩm lại được chia ra nhiều tiết mục và tiết mục lại chia ra nhiều hạng, loại. Trước tiên cần phải biết phân định thiệt, giả đã.
Hột xoàn Cap May: Chúng là những tinh thể thạch anh kết tinh thành nhiều cỡ lớn nhỏ và nhiều màu sắc, tìm thấy ở vùng lân cận Cap May, New Jersey. Khi được đánh bóng và cắt mặt, những cục đá này giống như kim cương. Trước khi những dụng cụ thử nghiệm khoáng thạch hiện đại trở nên thông dụng, nhiều người bị lầm vì những tinh thể thạch anh này. Không khó lắm để tìm thấy 1 cục kim cương giả này quanh vùng Cap May, nếu bạn tinh mắt và dụng tâm tìm nó. Nhiều du khách vì tò mò đã tìm đến nơi này để nhìn tận mắt, cầm tận tay viên kim cương giả này. Không vật lưu niệm nào nhiều ý nghĩa cho bằng 1 viên kim cương xinh xinh chỉ tìm thấy ở nơi mình du lịch, dù là viên kim cương giả.
Cubic Zirconium: Khác với hột xoàn Cap May, đây là 1 loại hột xoàn giả nhân tạo. Hội Đồng Thương Mại Liên Bang Hợp Chủng Quốc định nghĩa vật liệu bắt chước (Imitation materials) chỉ giống vật liệu thiên nhiên ở vẻ bên ngoài thôi, còn cấu trúc tinh thể hay nguyên tử hoàn toàn khác. Năm 1937 hai nhà khai mỏ Đức khám phá ra khoáng chất này trong thiên nhiên. Năm 1970 các nhà khoa học Nga đã thành công trong việc tổng hợp chúng trong phòng thí nghiệm. Rồi từ đó 1 công ty Áo quốc đã xúc tiến sản xuất. Việc chế tạo Cubic Zirconia được nghiên cứu và cải thiện ngày càng trở nên hoàn hảo. Trong kỹ nghệ trang sức, Cubic Zirconia được mài cắt giống như hột xoàn. Nó rất nặng và cứng. Sức nặng của nó gấp 1.7 lần so với kim cương cùng thể tích.
Moissanite: Được tập đoàn Charles & Colvard sáng chế
(http://www.moissanite.com/unique_properties.cfm.
Moissanite nguyên thuỷ được thấy ở trên vài ngôi sao. Tuy nhiên chúng vẫn xuật hiện trong thiên nhiên ở trái đất với kích thước quá nhỏ không đủ dùng làm nữ trang. Phối hợp khoa học và nghệ thuật, Charles & Colvard đã tìm ra phương pháp kết tinh moissanite đủ lớn một cách tương đối dùng trong kỹ nghệ kim hoàn. Dưới đây là các dữ kiện đối chiếu về hột xoàn và moissanite:
Kim cương:
- Độ sáng (brilliance): 2.42. Đây là phẩm chất ánh sáng phản chiếu về phía người xem.
- Độ tản quang (fire): 0.044. Ánh sáng khi được rọi qua 1 lăng kính sẽ tách ra thành 1 quang phổ gồm nhiều màu sắc. Những mặt cắt phối hợp với lý tính của khoáng thạch tách rời ánh sáng thành nhiều màu sắc khác nhau mỗi khi đem soi ở những góc sáng khác nhau. Màu trắng là hột xoàn.
- Độ phản chiếu (luster):17.2 %. Đây là lượng ánh sáng phản chiếu về phía người xem.
- Độ cứng (hardness): 10.
- Tỷ trọng: 3.52
Moissanite:
- Độ sáng: 2.65 - 2.69.
- Độ tản quang: 0.104.
- Độ phản chiếu: 20.4 %.
- Độ cứng: 9.25.
- Tỷ trọng: 3.21.
Xem hình dưới đây: http://i3.photobucket.com/albums/y69/meta4953/jfire_show_both.jpg
Ánh sáng nhiều màu là Moissanite (bên trái), màu trắng là diamond (bên góc phải). So lại trị số độ sáng và tản quang của chúng để thấy sự khác biệt.
Có vài thử nghiệm dùng để phân biệt hột xoàn giả hay thiệt không cần đến sự trợ giúp của dụng cụ nhà nghề. Một người hiểu biết về hột xoàn có thể nhận ra cái "nước sáng", cái mặt phẳng của mặt hột và sự phản chiếu ánh sáng của nó. Hột xoàn ấm trong phòng ấm và lạnh nếu để lâu ngoài lạnh. Một thử nghiệm đơn giản là để viên hột xoàn vào chỗ nóng và lạnh rồi đưa lên môi để cảm thấy nhiệt độ thích hợp của nó. Cách này rất hiệu quả nếu ta có 1 viên hạt xoàn thật được thử chung với 1 viên chưa biết giả thiệt để so sánh cái độ nóng lạnh của 2 viên cùng 1 điều kiện nhiệt độ.
Một cách thử khác là "nhặt" viên hột xoàn bằng cách thấm ướt đầu ngón tay bằng nước miếng. Hầu hết các kim loại đều không thể được nhặt bằng cách này vì tỷ trọng của nó. Riêng hột xoàn, tuy nặng hơn nhiều kim loại, lại có thể bị hút bởi 1 ngón tay ẩm ướt. Các bạn nào rành rẽ xin giải thích điều này bằng khoa học cho mọi người được biết. Riêng tôi chỉ biết hột xoàn bị nước hút mà không biết tại sao.
Đây là 1 cách thử nữa. Nhỏ 1 giọt nước lên mặt bàn. Một viên hột xoàn sạch có khả năng hút nước và do đó, giữ cho giọt nước không bị vỡ ra. Hạt nước bao bọc viên hột xoàn tròn vo. Hai chất trong suốt lồng nhau thành 1 cảnh tượng đẹp 1 cách kỳ lạ. Riêng các tay thợ kim hoàn nhà nghề luôn có những dụng cụ để khám phá những viên hột xoàn giả mạo tinh vi nhất.
Dụng cụ thử kim cương (Presidium Diamond Testers):
Có 2 công đoạn: thử tính truyền nhiệt và thứ hai, thử tính dẫn điện.
Presidium Diamondmates dùng sự truyền nhiệt để kiểm nhận hột xoàn. Kết quả là những tiếng kêu "beep" và đèn sáng cho biết hột xoàn giả thiệt. Đây là dụng cụ có tên DiamondMates - A và DiamondMates - C (A= dùng pin AAA, C dùng pin rechargeable NICAD).
1- Dụng cụ thử tính truyền nhiệt:
http://i3.photobucket.com/albums/y69/meta4953/diamondtest.jpg, http://i3.photobucket.com/albums/y69/meta453/diamondtest2.jpg
2- Dụng cụ thử tính dẫn điện: http://i3.photobucket.com/albums/y69/meta4953/moissanitest.jpg
Dụng cụ này dùng để thử tính dẫn điện. Dùng nó sau khi thử với Diamonmates. Cách thử rất giản dị: chạm cái mũi nhọn nơi đầu dụng cụ này vào viên hột xoàn là ta có ngay kết quả.
Trên đây là vài dụng cụ được dùng trong kỹ nghệ kim hoàn. Ngoài những dụng cụ truyền thống là những dụng cụ hiện đại được tung ra thi, trường dưới nhiều tên thương mại khác nhau. Hầu hết dùng để đo lường lý tính của từng loại khoáng vật. Xin đọc link dưới đây để biết thêm về những dụng cụ kim hoàn: http://www.lapidaryjournal.com/products/gemid.cfm
và đây là Tổng công ty vàng bạc đá quý VN: http://www.business-in-asia.com/jewelr%E1%BB%B5.html
Tiêu chuẩn định giá kim cương:
Nhu cầu, vẻ đẹp, sự bền bỉ, hiếm quý và toàn hảo là những chỉ tiêu định giá. Sự toàn hảo gồm không khuyết điểm thiên nhiên và sự tinh xảo cắt mài. Nhưng yếu tố chính là sự kiểm soát sản phẩm và giá cả bởi tập đoàn The Central Selling Organization (CSO) Diamond Trading Corporation Ltd. The CSO là 1 chi nhánh của DeBeers Consolidated Mines Ltd.
Kiến thức về phẩm chất và vẻ đẹp kim cương:
Hiếm quý: Có 4 yếu tố định giá trị viên kim cương là 4 C: Cut, Color, Carity và Carat. Cut liên hệ đến việc quyết định cắt mài, đánh bóng, đối xứng. Nó quyết định "nước sáng" của kim cương. Color (màu sắc) mô tả màu của viên kim cương. Kim cương có màu từ trong suốt không màu đến màu vàng với chút sắc xám hay nâu. Hiếm quý hơn là sắc xanh, xanh lá cây, hồng và đỏ. Sự trong suốt được xếp hạng bằng số và khuyết điểm của viên kim cương. Carat là sức nặng.
Vẻ đẹp: Ngoài 4 C, những nhà chuyên môn còn có những yếu tố khác nữa để định giá viên kim cương:
a) Vẻ sáng: Cường độ ánh sáng phản chiếu tới mắt người xem với những nguồn sáng cố định.
b) Sự lóng lánh: Sự phản chiếu của ánh sáng với nguồn sáng di động hay viên kim cương xoay tròn phô bày những góc sáng linh động.
c) Dispersion: Sự khuyếch tán ánh sáng. Ánh sáng được khuyếch tán thành những màu riêng biệt gọi là quang phổ. Tuỳ mặt cắt và hình dạng, mỗi viên kim cương có những màu sắc khác nhau.
d) Light return symmetry: Hiệu ứng "vạn hoa" (kaleidoscope) của viên kim cương gây ngoạn mục vì mức độ cân xứng của nó.
e) Perceived symmetry: Tính đối xứng nhận được bằng mắt thường qua những mặt cắt tinh xảo.
Làm thế nào để đọc và hiểu 1 chứng chỉ hột xoàn: http://i3.photobucket.com/albums/y69/meta4953/diamondcertificate.jpg
Trên đây là hình của chứng chỉ hột xoàn của GIA (Gem Trade Laboratory).
Trước khi đi sâu vào chi tiết về chứng chỉ hột xoàn, ta cần hiểu mục đích và tầm quan trọng của nó. Một chứng chỉ hột xoàn là 1 bản tuyên bố phát hành bởi một phòng thí nghiệm vàng bạc đá quý độc lập (không thuộc sở hữu của các công ty buôn bán nữ trang), mà trong lúc định giá, viên kim cương được khảo sát tỉ mỉ 1 cách có phương pháp với nhiều dụng cụ cân đo khác nhau bằng những chuyên gia tay nghề cao. Lý do cần sự lượng định của 1 phòng thí nghiệm độc lập là những nét đặc trưng của kim cương thường không thấy được bằng mắt thường có thể là yếu tố lớn nhất quyết định giá cả của nó. Vì thế người tiêu thụ bớt được công việc tự tìm hiểu giá trị viên ngọc mình muốn mua, rất dễ sai lầm bởi người mua hay bị chi phối bởi vẻ đẹp, lòng ham thích và tầm hiểu biết hạn chế.
Quan trọng bậc nhất là tên tuổi của phòng thí nghiệm. Nếu bạn chưa từng nghe tên của phòng thí nghiệm nào đó, xin đừng ngần ngại gọi phone cho họ để kiểm chứng. Không có số phone hoặc địa chỉ rõ ràng, ta không nên tin cậy. Cũng vậy, nếu phòng thí nghiệm là 1 đại lý độc lập và chứng chỉ của họ không thuộc địa phương, bạn nên gọi phòng thí nghiệm ấy, địa phương hay chính nơi cấp chứng chỉ, để được biết tiêu chuẩn nào, phương pháp nào tiến hành việc ấn định giá trị kim cương của họ. Luôn tiện bạn có thể hỏi họ có chấp nhận những phân loại của những phòng thí nghiệm khác.
Số chứng chỉ:
Đầu tiên ta thấy chứng chỉ có mang 1 con số gọi là số chứng chỉ (certificate). GIA gọi chứng chỉ này là phúc trình (report). Mỗi phòng lab có hệ thống đánh số chứng chỉ (hay phúc trình) khác nhau. Mỗi chứng chỉ mang 1 con số duy nhất trong hệ thống cấp phát chứng chỉ của mình. Phòng lab luôn lưu giữ 1 bản trong hồ sơ để tiện việc sổ sách nếu bạn gọi đến, cho họ biết số chứng chỉ. Có thể nói số này chính là căn cước viên kim cương của bạn.
A - Hình dạng (Shape and cutting style):
Thường thì viên kim cương được cắt theo hình tròn, mũi giáo (hình trong lá bài xì bích), trái tim (lá bài xì cơ)và bầu dục. Có vài kiểu cắt thông dụng như Brilliant, Marquise, Emerald, Princess, Step và Mixed...
http://i3.photobucket.com/albums/y69/meta4953/Shapes2.jpghttp://i3.photobucket.com/albums/y69/meta4953/Shapes.jpg
Ta không cần biết thêm chi tiết kỹ thuật về mỗi kiểu cắt. Dành việc đó cho những nghệ nhân chuyên về kim hoàn. Ở đây ta chỉ cần nhận biết hình dạng của mỗi kiểu cắt là đủ rồi.
- Đo Lường (Measurements): Có 3 con số. 5.04 - 5.10 là đường kính đo bằng micrometer, tính bằng milimét. 3.23 là chiều sâu của hột đo từ mặt đỉnh đến chỏm nhọn ở đáy. Mặt cắt to nhất trên đỉnh gọi là table, chỏm nhọn dưới đít gọi là culet.
- Trọng Lượng (Weight): Kim cương được cân tới mức chính xác bằng 1 phần ngàn carat với dụng cụ cân điện tử. Trên chứng chỉ con số này được làm chẵn thành 2 số lẻ.Trước tiên cần phân biệt carat và karat. Carat là đơn vị cân sức nặng hột xoàn, tương đương với 200 miligrams (.00704 ounces hay 1/142 ounces). 1 viên kim cương 1 carat nếu cắt khéo có đường kính chính xác.25 inch (6.3 milimeter). Một đơn vị cân đo khác ít phổ thông hơn là point. 100 points bằng 1 carat. Không nên lẫn lộn carat với karat dùng để đo độ tinh ròng của vàng.
Karat là phần trăm vàng và phần trăm hợp kim dùng pha trộn với vàng nhằm mục đích tăng vẻ sáng, cứng của vàng chứ không nhằm mục đích lừa gạt. Như ta biết vàng ròng thì mềm và màu sắc không được sáng. Một Karat (không viết là carat) bằng 1/24 phần vàng ròng. Ta thường nghe nói vàng 24 và vàng 18. Vàng 24 có 100/100 vàng ròng và vàng 18 có 18/24 vàng ròng hay 75/100. Đây là công thức tính độ ròng của vàng: X/100 = Y/24 * 100.
Y là độ pha trộn tính bằng karat và X là tỷ lệ bách phân dùng pha trộn. Nếu vàng 15 karat, tỷ lệ sẽ là: 15/24*100 = 62.5/100 vàng ròng.
B - Thành phần: Gồm có các thành phần dưới đây.
- Bề dầy (Depth):
Trị số bách phân về độ dài của viên hột xoàn đo từ đỉnh tới đáy so với bề mặt của nó. Con số 63.7/100 là tỷ lệ giữa con số 3.23 milimét chiều sâu với con số 5.04 - 5.10 đường kính của nó được chiết tính từ dữ kiện trong phần đo lường.
- Mặt bằng (Table):
Mặt cắt to nhất ở trên đỉnh của viên kim cương. (Không phải bề kính của nó). Mặt cắt to nhất có tỷ lệ 58/100 so với đường kính.
- Mặt Trên (Girdles):
Nếu chia viên kim cương thành 2 phần tính từ chu vi lớn nhất của nó. Phần trên được gọi là girdles hay mặt trên, được mài thành nhiều bề mặt nhỏ, mặt lớn nhất luôn ở trên đỉnh gọi là mặt bằng (table). Mặt dưới nhỏ dần thành chóp nhọn, không mài mặt, được gọi là pavillion, tức là mặt dưới. Trong chứng chỉ trên, mặt trên được mô tả là: Medium to slightly thick, faceted.
- Chỏm đáy (Culet):
Là chỏm nhọn dưới đít viên kim cương. Dùng để gắn vào nhẫn hay vòng bằng kim loại quý như vàng hay bạch kim.
C - Sự hoàn chỉnh (Finish):
Sự hoàn chỉnh gồm 2 phần đánh bóng (polish) và sự cân đối (symmetry).
- Đánh bóng (Polish):
Phẩm chất về quá trình đánh bóng những bề mặt. Ta có excellent, very good, good v.v...
- Sự cân đối (Symmetry):
Mức chính xác và tinh xảo của những mặt cắt được phân bố trên viên kim cương. Dùng 1 kính lúp (loupe) nhìn vào mặt bằng của nó (mặt bằng là mặt cắt lớn nhất trên đỉnh). Tìm xem cạnh trái và cạnh phải có gì khác biệt không. Một viên kim cương có tính đối xứng cao thì nửa bên trái là phản ảnh trung thực của nửa bên phải. Ngược lại, nếu có 1 hay nhiều điểm khác nhau, nó không có tính cân đối cao. Một điểm cần biết. Muốn đạt đối xứng cao, cần phải gọt bỏ đi nhiều vì trong thiên nhiên, kim cương thường không có hình dạng nhất định.
D - Sự trong suốt (Clarity Grades):
Ta thấy viên kim cương trong chứng chỉ được xếp hạng VS1. Dưới đây là những hạng loại từ toàn hảo đến xấu theo tài liệu viện GIA (Gemological Institute of America.)
FL = Flawless (hoàn hảo toàn diện)
IF = Internally Flawless (hoàn hảo bên trong)
VVS-1 = Very Very Slightly Included 1 (rất rất ít khuyết điểm bậc 1)
VVS-2 = Very Very Slightly Included 2 (rất rất ít khuyết điểm bậc 2)
VS-1 = Very Slightly Included 1 (rất ít khuyết điểm bậc 1)
VS-2 = VVS-1 = Very Slightly Included 2 (rất ít khuyết điểm bậc 2)
SI-1 = Slightly Included 1 (ít khuyết điểm bậc 1)
SI-2 = Slightly Included 2 (ít khuyết điểm bậc 2)
SI-3 = Slightly Included 3 (ít khuyết điểm bậc 3)
I-1 = Included 1 (khuyết điểm bậc 1)
I-2 = Included 2 (khuyết điểm bậc 2)
I-3 = Included 3 (khuyết điểm bậc 3)
Xin lập lại câu dưới đây bằng hàng chữ lớn:
Biết về 4C (Cut, Color, Clarity và Carat) không đủ để lượng giá 1 viên kim cương
E - Màu sắc (Color):
Màu xếp hạng từ D (tốt nhất, tinh khiết, không màu) cho tới Z (xấu nhất, màu vàng đậm). Sau Z là những màu kỳ lạ. Người ta dùng một bộ kim cương mẫu để so sánh và xếp hạng màu sắc dưới 1 hệ thống đèn đặc biệt. Xin tham khảo bảng đồ biểu phân loại sự trong suốt và màu sắc ở những dòng cuối bản chứng chỉ.

Blog kô có gì mới à?

Hic, em lại hỏi. Ờ thì kể lể vậy.
Hôm nay ngủ dậy muộn này, 7:15am mới được bác GV gọi, bật dậy ngay tức thì, can tội mưa, mát giời nên con trời hơi sung sướng quá. Hic.
Quáng quàng mà vẫn tới văn phòng đúng giờ nhé. Lâu rồi anh em chả tơ tưởng được miếng 33 nào từ mình. Hôm nay nhé, được SH khen mặt sáng sủa từ sớm. Hôm nay á, blush M.A.C hồng nhẹ, son Maybeline hồng ánh kim cương, mascara đen nhánh, no eyeshadow đâu, chủ nghĩa tự nhiên kinh lên được.
Quên, zuýp ngắn trên knees 15cm nhé, màu đen xám có các phết mỏng bạc và vàng này, xẻ 7cm phía trước; áo lụa trắng bạc, ép nhăn, cổ V, ko tay, mua trên Bảo Khánh từ lâu rồi nhé; giầy cao 7cm, đen bóng ở mũi và gót, bạc ở thân nhé. Dây đeo cổ cũng màu bạc nữa. Túm cái quần lại, hôm nay ăn mặc theo chủ đề ĐEN BẠC, hihi. Nhưng mà tâm hồn thì tươi phơi phới. Há há, chả có phát ảnh nào minh họa nhỉ. Thôi, tạm thế đi, nhé.

Du lịch Vũng Tàu

Tàu cánh ngầm HCM: Khởi hành tại bến cảng Bạch Đằng, số 2 Tôn Đức Thắng, Q1 Vũng Tàu: Khởi hành tại bến cảng Cầu Đá, bến Cầu Đá, đường Hạ Long. Văn phòng chính : 51 Hàm Nghi, Q1, HCM, ĐT: (08) 9147806 - 8218185. Văn phòng đại diện:124 Hạ Long, Vũng Tàu. ĐT: (064)510 009. Dọc đường Thuỳ Vân có rất nhiều khách sạn, nhà nghỉ, giá cả phải chăng, như Sammy, VÂn Anh Walker, Dic Star, Cap Saint Jack... Hệ thống Sơn Thịnh (064) 523 492. Niết Bàn Tịch Xá với chuông bằng đồng nặng 5000kg, tượng chúa Giê Su, chùa Cá Ông, Bạch Dinh. Ăn uống: Tránh xa các quán ăn gần khu vực bãi sau đường Hoàng Hoa Thám. Đường Trần Phú, đi dọc Dãi Dâu có quán Gành Hào, có hải sản, đặc biệt có hào làm đủ món, giá cả chấp nhận được. Gành Hào ăn ngon nhưng giá hơi đắt, cua lột chiên bơ ngon tuyệt. Dọc đường Thống Nhất mới có nhiều quán với vô số món ăn: ốc, thịt chó, ba ba, bồ câu,... Buổi tối đường Đồ Chiểu có quán ăn khuya, cháo hào, cơm chiên Dương Châu, mì ý, tuỳ chọn. Quán TRẬN, ngã 4 NKKN – NBKhiêm - Trần Độc, lẩu cá đuối, kèm theo 1 dĩa gan cá đuối. Bỏ gan vào nồi lẩu sôi cho chín, rùi vớt gan ra dầm vào dĩa nước mắm ớt. Vậy là có 1 món nước chấm cay cay, mằn mặn, béo béo, ngon lắm! (Gan cá đuối gọi, k kèm cùng lẩu). Ăn sáng: Phở Quyền đường Thống Nhất, Phở 24 đường Trần Hưng Đạo, Quán Mì thảy ở đường Ba Cu. Ăn trưa: Quán Hưng Ký ở Chợ cũ, Quán Lan Rừng ăn cũng ngon, nhưng giá cao hơn quán Gành Hào. Hải sản: Quán Hồng Vân trên đường Hoàng Hoa Thám, Quán Vườn Lan đường Trần Hưng Đạo, Quán Vườn Xoài, chuyên cá mai. Quán phải đi vô hẻm trên đường Hoàng Hoa Thám, đầu hẻm đối diện với quán Hồng Vân, cạnh hẻm là quán Lẩu đầu cá Bảy Giai. Nhậu: Quán Hạ Long đường Cô Bắc. Dê - Lẩu Dê Hưng, đường Tôn Thất Tùng, Chồn Hương - quán Ngôi sao Phương Nam (cực ngon), đường Tú Xương; Heo mọi quán Thanh Hằng, lúc trước ở Tú Xương, bây giờ chuyển về đường Thống Nhất (đường mới 51B); Thịt Cấy Bốc Lửa; Gà hấp lá chanh Sài Gòn ở đường Chu Mạnh Trinh; quán thịt trâu Phương Nam trên đường Bình Giã, đoạn gần ngã tư Bình Giã - Nguyễn An Ninh. Món nướng thì ăn ở Vườn Bàng. Bánh khọt: Cây Vú Sữa theo trường phái “chiên”, nghĩa là nhúng bánh vô chảo dầu sau khi đã tái sơ trong khuôn đổ. Có một quán khác theo trường phái “cổ điển”, nghĩa là để bánh trong khuôn đúc cho đến khi giòn rụm. Nước mắm thì do quán tự làm luôn, theo trường phái dân ghe miền Trung. Địa chỉ: Bánh khọt Bà Hai, đường Trần Đồng (Châu Văn Tiếp cũ). Đường Lý Thường Kiệt - đối diện nhà nghỉ Trung Dũng. Đối diện cây xăng Ngã 4 Hòang Hoa Thám (gần NH Lan Rừng). Cafe: Cát Biển, Bạch Dinh, Blue Note...Massage: Hải Yến, Kim Cương, Thuỳ Dương, Sammy, Palace. Bar & Dancing Hall: Blue Moon, 7 start, Cap Saint Jack…

Nhật ký CAI ngày 1

Mấy lần suýt buột miệng...
Nói chuyện với một người bằng cái giọng lịch sự, ngôn ngữ chỉn chu hơn bình thường, nhưng chắc người ta không nhận thấy, vì vẫn mải mê tuôn những từ rất chi là đáng yêu. Vẫn đáng yêu mà. Hix.
Mai sẽ khác nữa. Cho tôi thời gian đi...

Msg of 3.5


Msg 1: Bắt đầu từ ngày mai anh sẽ không thấy em nói bậy nữa!

Msg 1': Haha! Sao em nói vậy nhỉ? Em nói bậy rất DUYÊN mà?

Msg 2: Nếu thế là DUYÊN, thì em sẽ DUYÊN cách khác!

Msg 2': Anh quan tâm là tại sao em nhắn tin anh vậy nhỉ?

Msg 3: Tự nhiên thôi anh. Thấy cần nice và gentle như mình vốn thế!

Msg 3': Hic, you should make things different with others?

Msg 4: Should I? With that way?

1.5