Nhận biết kim cương giả, thật?
Đây là câu hỏi ai trong chúng ta, những người thiếu kinh nghiệm về nữ trang hay hỏi nhất. Nữ trang, lượng không quyết định giá cả. Phẩm mới là yếu tố chính. Phẩm lại được chia ra nhiều tiết mục và tiết mục lại chia ra nhiều hạng, loại. Trước tiên cần phải biết phân định thiệt, giả đã.
Hột xoàn Cap May: Chúng là những tinh thể thạch anh kết tinh thành nhiều cỡ lớn nhỏ và nhiều màu sắc, tìm thấy ở vùng lân cận Cap May, New Jersey. Khi được đánh bóng và cắt mặt, những cục đá này giống như kim cương. Trước khi những dụng cụ thử nghiệm khoáng thạch hiện đại trở nên thông dụng, nhiều người bị lầm vì những tinh thể thạch anh này. Không khó lắm để tìm thấy 1 cục kim cương giả này quanh vùng Cap May, nếu bạn tinh mắt và dụng tâm tìm nó. Nhiều du khách vì tò mò đã tìm đến nơi này để nhìn tận mắt, cầm tận tay viên kim cương giả này. Không vật lưu niệm nào nhiều ý nghĩa cho bằng 1 viên kim cương xinh xinh chỉ tìm thấy ở nơi mình du lịch, dù là viên kim cương giả.
Cubic Zirconium: Khác với hột xoàn Cap May, đây là 1 loại hột xoàn giả nhân tạo. Hội Đồng Thương Mại Liên Bang Hợp Chủng Quốc định nghĩa vật liệu bắt chước (Imitation materials) chỉ giống vật liệu thiên nhiên ở vẻ bên ngoài thôi, còn cấu trúc tinh thể hay nguyên tử hoàn toàn khác. Năm 1937 hai nhà khai mỏ Đức khám phá ra khoáng chất này trong thiên nhiên. Năm 1970 các nhà khoa học Nga đã thành công trong việc tổng hợp chúng trong phòng thí nghiệm. Rồi từ đó 1 công ty Áo quốc đã xúc tiến sản xuất. Việc chế tạo Cubic Zirconia được nghiên cứu và cải thiện ngày càng trở nên hoàn hảo. Trong kỹ nghệ trang sức, Cubic Zirconia được mài cắt giống như hột xoàn. Nó rất nặng và cứng. Sức nặng của nó gấp 1.7 lần so với kim cương cùng thể tích.Moissanite: Được tập đoàn Charles & Colvard sáng chế
(http://www.moissanite.com/unique_properties.cfm.
Moissanite nguyên thuỷ được thấy ở trên vài ngôi sao. Tuy nhiên chúng vẫn xuật hiện trong thiên nhiên ở trái đất với kích thước quá nhỏ không đủ dùng làm nữ trang. Phối hợp khoa học và nghệ thuật, Charles & Colvard đã tìm ra phương pháp kết tinh moissanite đủ lớn một cách tương đối dùng trong kỹ nghệ kim hoàn. Dưới đây là các dữ kiện đối chiếu về hột xoàn và moissanite:
Kim cương:
- Độ sáng (brilliance): 2.42. Đây là phẩm chất ánh sáng phản chiếu về phía người xem.
- Độ tản quang (fire): 0.044. Ánh sáng khi được rọi qua 1 lăng kính sẽ tách ra thành 1 quang phổ gồm nhiều màu sắc. Những mặt cắt phối hợp với lý tính của khoáng thạch tách rời ánh sáng thành nhiều màu sắc khác nhau mỗi khi đem soi ở những góc sáng khác nhau. Màu trắng là hột xoàn.
- Độ phản chiếu (luster):17.2 %. Đây là lượng ánh sáng phản chiếu về phía người xem.
- Độ cứng (hardness): 10.
- Tỷ trọng: 3.52
Moissanite:
- Độ sáng: 2.65 - 2.69.
- Độ tản quang: 0.104.
- Độ phản chiếu: 20.4 %.
- Độ cứng: 9.25.
- Tỷ trọng: 3.21.
Xem hình dưới đây: http://i3.photobucket.com/albums/y69/meta4953/jfire_show_both.jpg
Ánh sáng nhiều màu là Moissanite (bên trái), màu trắng là diamond (bên góc phải). So lại trị số độ sáng và tản quang của chúng để thấy sự khác biệt.- Độ sáng: 2.65 - 2.69.
- Độ tản quang: 0.104.
- Độ phản chiếu: 20.4 %.
- Độ cứng: 9.25.
- Tỷ trọng: 3.21.
Xem hình dưới đây: http://i3.photobucket.com/albums/y69/meta4953/jfire_show_both.jpg
Có vài thử nghiệm dùng để phân biệt hột xoàn giả hay thiệt không cần đến sự trợ giúp của dụng cụ nhà nghề. Một người hiểu biết về hột xoàn có thể nhận ra cái "nước sáng", cái mặt phẳng của mặt hột và sự phản chiếu ánh sáng của nó. Hột xoàn ấm trong phòng ấm và lạnh nếu để lâu ngoài lạnh. Một thử nghiệm đơn giản là để viên hột xoàn vào chỗ nóng và lạnh rồi đưa lên môi để cảm thấy nhiệt độ thích hợp của nó. Cách này rất hiệu quả nếu ta có 1 viên hạt xoàn thật được thử chung với 1 viên chưa biết giả thiệt để so sánh cái độ nóng lạnh của 2 viên cùng 1 điều kiện nhiệt độ.
Một cách thử khác là "nhặt" viên hột xoàn bằng cách thấm ướt đầu ngón tay bằng nước miếng. Hầu hết các kim loại đều không thể được nhặt bằng cách này vì tỷ trọng của nó. Riêng hột xoàn, tuy nặng hơn nhiều kim loại, lại có thể bị hút bởi 1 ngón tay ẩm ướt. Các bạn nào rành rẽ xin giải thích điều này bằng khoa học cho mọi người được biết. Riêng tôi chỉ biết hột xoàn bị nước hút mà không biết tại sao.
Đây là 1 cách thử nữa. Nhỏ 1 giọt nước lên mặt bàn. Một viên hột xoàn sạch có khả năng hút nước và do đó, giữ cho giọt nước không bị vỡ ra. Hạt nước bao bọc viên hột xoàn tròn vo. Hai chất trong suốt lồng nhau thành 1 cảnh tượng đẹp 1 cách kỳ lạ. Riêng các tay thợ kim hoàn nhà nghề luôn có những dụng cụ để khám phá những viên hột xoàn giả mạo tinh vi nhất.
Dụng cụ thử kim cương (Presidium Diamond Testers):
Có 2 công đoạn: thử tính truyền nhiệt và thứ hai, thử tính dẫn điện.
Presidium Diamondmates dùng sự truyền nhiệt để kiểm nhận hột xoàn. Kết quả là những tiếng kêu "beep" và đèn sáng cho biết hột xoàn giả thiệt. Đây là dụng cụ có tên DiamondMates - A và DiamondMates - C (A= dùng pin AAA, C dùng pin rechargeable NICAD).
1- Dụng cụ thử tính truyền nhiệt:
http://i3.photobucket.com/albums/y69/meta4953/diamondtest.jpg, http://i3.photobucket.com/albums/y69/meta453/diamondtest2.jpg
2- Dụng cụ thử tính dẫn điện: http://i3.photobucket.com/albums/y69/meta4953/moissanitest.jpg
Dụng cụ này dùng để thử tính dẫn điện. Dùng nó sau khi thử với Diamonmates. Cách thử rất giản dị: chạm cái mũi nhọn nơi đầu dụng cụ này vào viên hột xoàn là ta có ngay kết quả.
Trên đây là vài dụng cụ được dùng trong kỹ nghệ kim hoàn. Ngoài những dụng cụ truyền thống là những dụng cụ hiện đại được tung ra thi, trường dưới nhiều tên thương mại khác nhau. Hầu hết dùng để đo lường lý tính của từng loại khoáng vật. Xin đọc link dưới đây để biết thêm về những dụng cụ kim hoàn: http://www.lapidaryjournal.com/products/gemid.cfm
và đây là Tổng công ty vàng bạc đá quý VN: http://www.business-in-asia.com/jewelr%E1%BB%B5.html
Tiêu chuẩn định giá kim cương:
Nhu cầu, vẻ đẹp, sự bền bỉ, hiếm quý và toàn hảo là những chỉ tiêu định giá. Sự toàn hảo gồm không khuyết điểm thiên nhiên và sự tinh xảo cắt mài. Nhưng yếu tố chính là sự kiểm soát sản phẩm và giá cả bởi tập đoàn The Central Selling Organization (CSO) Diamond Trading Corporation Ltd. The CSO là 1 chi nhánh của DeBeers Consolidated Mines Ltd.
Kiến thức về phẩm chất và vẻ đẹp kim cương:
Hiếm quý: Có 4 yếu tố định giá trị viên kim cương là 4 C: Cut, Color, Carity và Carat. Cut liên hệ đến việc quyết định cắt mài, đánh bóng, đối xứng. Nó quyết định "nước sáng" của kim cương. Color (màu sắc) mô tả màu của viên kim cương. Kim cương có màu từ trong suốt không màu đến màu vàng với chút sắc xám hay nâu. Hiếm quý hơn là sắc xanh, xanh lá cây, hồng và đỏ. Sự trong suốt được xếp hạng bằng số và khuyết điểm của viên kim cương. Carat là sức nặng.
Vẻ đẹp: Ngoài 4 C, những nhà chuyên môn còn có những yếu tố khác nữa để định giá viên kim cương:
a) Vẻ sáng: Cường độ ánh sáng phản chiếu tới mắt người xem với những nguồn sáng cố định.
b) Sự lóng lánh: Sự phản chiếu của ánh sáng với nguồn sáng di động hay viên kim cương xoay tròn phô bày những góc sáng linh động.
c) Dispersion: Sự khuyếch tán ánh sáng. Ánh sáng được khuyếch tán thành những màu riêng biệt gọi là quang phổ. Tuỳ mặt cắt và hình dạng, mỗi viên kim cương có những màu sắc khác nhau.
d) Light return symmetry: Hiệu ứng "vạn hoa" (kaleidoscope) của viên kim cương gây ngoạn mục vì mức độ cân xứng của nó.
e) Perceived symmetry: Tính đối xứng nhận được bằng mắt thường qua những mặt cắt tinh xảo.
Làm thế nào để đọc và hiểu 1 chứng chỉ hột xoàn: http://i3.photobucket.com/albums/y69/meta4953/diamondcertificate.jpg
Trên đây là hình của chứng chỉ hột xoàn của GIA (Gem Trade Laboratory).
Trước khi đi sâu vào chi tiết về chứng chỉ hột xoàn, ta cần hiểu mục đích và tầm quan trọng của nó. Một chứng chỉ hột xoàn là 1 bản tuyên bố phát hành bởi một phòng thí nghiệm vàng bạc đá quý độc lập (không thuộc sở hữu của các công ty buôn bán nữ trang), mà trong lúc định giá, viên kim cương được khảo sát tỉ mỉ 1 cách có phương pháp với nhiều dụng cụ cân đo khác nhau bằng những chuyên gia tay nghề cao. Lý do cần sự lượng định của 1 phòng thí nghiệm độc lập là những nét đặc trưng của kim cương thường không thấy được bằng mắt thường có thể là yếu tố lớn nhất quyết định giá cả của nó. Vì thế người tiêu thụ bớt được công việc tự tìm hiểu giá trị viên ngọc mình muốn mua, rất dễ sai lầm bởi người mua hay bị chi phối bởi vẻ đẹp, lòng ham thích và tầm hiểu biết hạn chế.
Quan trọng bậc nhất là tên tuổi của phòng thí nghiệm. Nếu bạn chưa từng nghe tên của phòng thí nghiệm nào đó, xin đừng ngần ngại gọi phone cho họ để kiểm chứng. Không có số phone hoặc địa chỉ rõ ràng, ta không nên tin cậy. Cũng vậy, nếu phòng thí nghiệm là 1 đại lý độc lập và chứng chỉ của họ không thuộc địa phương, bạn nên gọi phòng thí nghiệm ấy, địa phương hay chính nơi cấp chứng chỉ, để được biết tiêu chuẩn nào, phương pháp nào tiến hành việc ấn định giá trị kim cương của họ. Luôn tiện bạn có thể hỏi họ có chấp nhận những phân loại của những phòng thí nghiệm khác.
Số chứng chỉ:
Đầu tiên ta thấy chứng chỉ có mang 1 con số gọi là số chứng chỉ (certificate). GIA gọi chứng chỉ này là phúc trình (report). Mỗi phòng lab có hệ thống đánh số chứng chỉ (hay phúc trình) khác nhau. Mỗi chứng chỉ mang 1 con số duy nhất trong hệ thống cấp phát chứng chỉ của mình. Phòng lab luôn lưu giữ 1 bản trong hồ sơ để tiện việc sổ sách nếu bạn gọi đến, cho họ biết số chứng chỉ. Có thể nói số này chính là căn cước viên kim cương của bạn.
A - Hình dạng (Shape and cutting style):
Thường thì viên kim cương được cắt theo hình tròn, mũi giáo (hình trong lá bài xì bích), trái tim (lá bài xì cơ)và bầu dục. Có vài kiểu cắt thông dụng như Brilliant, Marquise, Emerald, Princess, Step và Mixed...
http://i3.photobucket.com/albums/y69/meta4953/Shapes2.jpghttp://i3.photobucket.com/albums/y69/meta4953/Shapes.jpg
Ta không cần biết thêm chi tiết kỹ thuật về mỗi kiểu cắt. Dành việc đó cho những nghệ nhân chuyên về kim hoàn. Ở đây ta chỉ cần nhận biết hình dạng của mỗi kiểu cắt là đủ rồi.
- Đo Lường (Measurements): Có 3 con số. 5.04 - 5.10 là đường kính đo bằng micrometer, tính bằng milimét. 3.23 là chiều sâu của hột đo từ mặt đỉnh đến chỏm nhọn ở đáy. Mặt cắt to nhất trên đỉnh gọi là table, chỏm nhọn dưới đít gọi là culet.
- Trọng Lượng (Weight): Kim cương được cân tới mức chính xác bằng 1 phần ngàn carat với dụng cụ cân điện tử. Trên chứng chỉ con số này được làm chẵn thành 2 số lẻ.Trước tiên cần phân biệt carat và karat. Carat là đơn vị cân sức nặng hột xoàn, tương đương với 200 miligrams (.00704 ounces hay 1/142 ounces). 1 viên kim cương 1 carat nếu cắt khéo có đường kính chính xác.25 inch (6.3 milimeter). Một đơn vị cân đo khác ít phổ thông hơn là point. 100 points bằng 1 carat. Không nên lẫn lộn carat với karat dùng để đo độ tinh ròng của vàng.
Karat là phần trăm vàng và phần trăm hợp kim dùng pha trộn với vàng nhằm mục đích tăng vẻ sáng, cứng của vàng chứ không nhằm mục đích lừa gạt. Như ta biết vàng ròng thì mềm và màu sắc không được sáng. Một Karat (không viết là carat) bằng 1/24 phần vàng ròng. Ta thường nghe nói vàng 24 và vàng 18. Vàng 24 có 100/100 vàng ròng và vàng 18 có 18/24 vàng ròng hay 75/100. Đây là công thức tính độ ròng của vàng: X/100 = Y/24 * 100.
Y là độ pha trộn tính bằng karat và X là tỷ lệ bách phân dùng pha trộn. Nếu vàng 15 karat, tỷ lệ sẽ là: 15/24*100 = 62.5/100 vàng ròng.
B - Thành phần: Gồm có các thành phần dưới đây.
- Bề dầy (Depth):
Trị số bách phân về độ dài của viên hột xoàn đo từ đỉnh tới đáy so với bề mặt của nó. Con số 63.7/100 là tỷ lệ giữa con số 3.23 milimét chiều sâu với con số 5.04 - 5.10 đường kính của nó được chiết tính từ dữ kiện trong phần đo lường.
- Mặt bằng (Table):
Mặt cắt to nhất ở trên đỉnh của viên kim cương. (Không phải bề kính của nó). Mặt cắt to nhất có tỷ lệ 58/100 so với đường kính.
- Mặt Trên (Girdles):
Nếu chia viên kim cương thành 2 phần tính từ chu vi lớn nhất của nó. Phần trên được gọi là girdles hay mặt trên, được mài thành nhiều bề mặt nhỏ, mặt lớn nhất luôn ở trên đỉnh gọi là mặt bằng (table). Mặt dưới nhỏ dần thành chóp nhọn, không mài mặt, được gọi là pavillion, tức là mặt dưới. Trong chứng chỉ trên, mặt trên được mô tả là: Medium to slightly thick, faceted.
- Chỏm đáy (Culet):
Là chỏm nhọn dưới đít viên kim cương. Dùng để gắn vào nhẫn hay vòng bằng kim loại quý như vàng hay bạch kim.
C - Sự hoàn chỉnh (Finish):
Sự hoàn chỉnh gồm 2 phần đánh bóng (polish) và sự cân đối (symmetry).
- Đánh bóng (Polish):
Phẩm chất về quá trình đánh bóng những bề mặt. Ta có excellent, very good, good v.v...
- Sự cân đối (Symmetry):
Mức chính xác và tinh xảo của những mặt cắt được phân bố trên viên kim cương. Dùng 1 kính lúp (loupe) nhìn vào mặt bằng của nó (mặt bằng là mặt cắt lớn nhất trên đỉnh). Tìm xem cạnh trái và cạnh phải có gì khác biệt không. Một viên kim cương có tính đối xứng cao thì nửa bên trái là phản ảnh trung thực của nửa bên phải. Ngược lại, nếu có 1 hay nhiều điểm khác nhau, nó không có tính cân đối cao. Một điểm cần biết. Muốn đạt đối xứng cao, cần phải gọt bỏ đi nhiều vì trong thiên nhiên, kim cương thường không có hình dạng nhất định.
D - Sự trong suốt (Clarity Grades):
Ta thấy viên kim cương trong chứng chỉ được xếp hạng VS1. Dưới đây là những hạng loại từ toàn hảo đến xấu theo tài liệu viện GIA (Gemological Institute of America.)
FL = Flawless (hoàn hảo toàn diện)
IF = Internally Flawless (hoàn hảo bên trong)
VVS-1 = Very Very Slightly Included 1 (rất rất ít khuyết điểm bậc 1)
VVS-2 = Very Very Slightly Included 2 (rất rất ít khuyết điểm bậc 2)
VS-1 = Very Slightly Included 1 (rất ít khuyết điểm bậc 1)
VS-2 = VVS-1 = Very Slightly Included 2 (rất ít khuyết điểm bậc 2)
SI-1 = Slightly Included 1 (ít khuyết điểm bậc 1)
SI-2 = Slightly Included 2 (ít khuyết điểm bậc 2)
SI-3 = Slightly Included 3 (ít khuyết điểm bậc 3)
I-1 = Included 1 (khuyết điểm bậc 1)
I-2 = Included 2 (khuyết điểm bậc 2)
I-3 = Included 3 (khuyết điểm bậc 3)
Xin lập lại câu dưới đây bằng hàng chữ lớn:
Biết về 4C (Cut, Color, Clarity và Carat) không đủ để lượng giá 1 viên kim cương
E - Màu sắc (Color):
Màu xếp hạng từ D (tốt nhất, tinh khiết, không màu) cho tới Z (xấu nhất, màu vàng đậm). Sau Z là những màu kỳ lạ. Người ta dùng một bộ kim cương mẫu để so sánh và xếp hạng màu sắc dưới 1 hệ thống đèn đặc biệt. Xin tham khảo bảng đồ biểu phân loại sự trong suốt và màu sắc ở những dòng cuối bản chứng chỉ.
No comments:
Post a Comment