Rượu vang - Người đẹp
Rượu vang có đời sống như một người đẹp. Khi đạt đến mức tuyệt đỉnh có mùi vị như một người phụ nữ đến độ chín của tài lẫn sắc.
Nói đến rượu vang là nghĩ ngay đến Pháp. Rượu vang được xem là một nét đẹp truyền thống trong văn hoá Pháp và người Pháp có hàng trăm, hàng ngàn cuốn sách chỉ để hướng dẫn, miêu tả, ca tụng cách thưởng thức nét văn hoá ẩm thực sang trọng này.
Với người Việt, rượu vang có nghĩa là Bordeaux và Champagne. Sự mê tín này có cơ sở từ thế kỷ trước, bởi Bordeaux và Champagne là 2 thương hiệu vang duy nhất được người Pháp đưa vào Việt Nam. Thế nhưng, mấy ai biết, Pháp cũng có những vùng sản xuất vang nổi tiếng như Côte du Rhône, Languedoc, Jura, Bourgogne... Vì đã có thương hiệu trên thị trường, nên cùng chất lượng, nhưng vang Bordeaux thường đắt hơn các loại khác từ 15-25%.
Vang càng già càng ngon? Một số người cho rằng, vang có tuổi thọ càng lâu càng ngon. Điều này chưa hẳn đúng. Có những loại có thể uống ngay sau khi thu hoạch hoặc sau vài tháng. Ngược lại, có loại phải lưu trữ nhiều năm để đạt độ chín cần thiết.
Tuy nhiên, rượu vang được coi là sản phẩm sống và có thể phát triển theo thời gian. Những gia đình truyền thống Pháp thường có một cave à vin (hầm rượu vang) riêng, để chứng tỏ thành phần gia đình và địa vị của họ trong xã hội. Những chai vang trữ dưới hầm tối, có độ ẩm cao, luôn được đặt nằm ngang để rượu có thể thở qua nút đậy.
Cần trữ vang trong thời gian nhất định, nếu để lâu quá, chất lượng sẽ giảm. Các chuyên gia về vang khuyên rằng, một chai vang đỏ có thời gian lưu trữ và sử dụng khoảng 1-8 năm. Nếu bây giờ dùng một chai vang Pháp sản xuất từ năm 1992, có thể bạn đang uống... giấm.
Vang như ... phụ nữ đẹp? Chuyên gia rượu vang ở Languedoc, ông Bernard cho biết, một chai rượu vang, dù ở cấp độ nào, phải được cảm nhận bằng 3 giác quan: thị giác, khứu giác và vị giác. Thị giác để quan sát màu sắc, độ trong suốt và sóng sánh của rượu. Khứu giác giúp cảm nhận hương chính của hoa, quả, thảo mộc và cả mùi lông thú rất đặc biệt. Vị giác để kiểm định chất lượng các vị chát, chua, ngọt khác nhau của rượu cũng như độ lan tỏa, độ cồn, độ sánh...
Người Pháp không dùng từ boire (uống) mà là déguster (thưởng thức) vang. Nhiều người Pháp cho rằng, uống rượu vang với nước đá là một tội ác trong ẩm thực. Ở vùng cực Nam nước Pháp, có một mẩu quảng cáo về rượu vang khá ấn tượng: Hình khuôn mặt của một phụ nữ với đôi mắt rất gợi cảm và bên cạnh là dòng chữ "Comment nous dégester!" (Thưởng thức chúng tôi như thế nào!).
Rượu vang được ví như người phụ nữ đẹp nên cũng có đời sống như một... người đẹp. Lúc trẻ, vang trắng màu vàng phơn phớt xanh lá mạ. Đến tuổi trưởng thành, có màu vàng nhạt của chanh. Vang trắng chín muồi sẽ có vị đậm đà của mật ong và tuổi già sẽ có màu hổ phách. Vang đỏ cũng có dòng đời tương tự. Từ đỏ đậm chuyển sang màu mực tím thẫm và đạt độ chín ở màu đỏ gạch hoặc già hơn sẽ chuyển sang nâu. Rượu có tuổi đời càng trẻ mùi hoa quả tươi càng rõ nét. Sang tuổi trưởng thành, vang có mùi của trái cây chín rất thơm. Rượu vang đạt đến mức tuyệt đỉnh có mùi vị như người phụ nữ đến độ chín của tài lẫn sắc.
Mối duyên ẩm thực: Ở châu Âu, đặc biệt là Pháp, các món ăn thường có rượu vang đi kèm, mỗi món ăn dùng một loại vang riêng. Người Pháp có 2 cách để sử dụng vang với món ăn:
• Nếu rượu đã có sẵn, làm món ăn hợp với loại rượu đã có.
• Món ăn đã có sẵn, phải kiếm rượu vang thích hợp. Hai kỹ thuật này còn phụ thuộc vào tài của chủ nhà. Theo truyền thống Pháp, vợ làm bếp thì chồng chọn rượu. Một bữa ăn thành công phải có sự phối hợp ăn ý của hai người.
Người Pháp có câu "Viande blanche, vin blanc. Viande rouge, vin rouge" (Thịt trắng, rượu trắng. Thịt đỏ, rượu đỏ). Tuy nhiên, để đạt được thú ẩm thực sành điệu này, phải thiết lập sự hài hoà giữa mùi vị của rượu và độ ngon của món ăn, tạo nên một bức tranh gồm sắc, hương và vị.
Người ta thường khai vị bằng rượu vang trẻ và dùng kèm món tráng miệng với loại vang lâu năm. Vang trắng được dùng trước vang đỏ, loại nhẹ trước, nặng sau và vang chua thường dùng trước vang dịu. Khai vị bằng các loại hải sản, thịt nguội dùng vang sủi bọt, trắng có độ chua và vang hồng. Thịt đỏ, thịt nướng,... chọn loại vang đỏ nhẹ, đỏ đậm hay sủi bọt. Những món tráng miệng như trái cây, kem tươi, bánh ngọt thường uống vang hồng hơi chua, vang sủi bọt. Tuy nhiên, nếu món tráng miệng đậm như chocolate, bánh kem thì bắt buộc phải là vang trắng dịu.
Pháp đứng đầu thế giới về độ sành ăn, sành sống, sành về thưởng thức và làm rượu vang... Ngày nay, đã có một số nước tiến rất nhanh về rượu vang như: Mỹ, Úc, Nam Phi, Tây Ban Nha... song chưa có nước nào qua mặt Pháp trong môn văn hoá rượu vang này.
• Có 4 loại ly để thưởng thức rượu vang: flute để uống vang sủi bọt; bình thường đơn giản dùng 2 loại ly ballon và tulipe; rượu vang cao cấp dùng ly grands crus.
Với người Việt, rượu vang có nghĩa là Bordeaux và Champagne. Sự mê tín này có cơ sở từ thế kỷ trước, bởi Bordeaux và Champagne là 2 thương hiệu vang duy nhất được người Pháp đưa vào Việt Nam. Thế nhưng, mấy ai biết, Pháp cũng có những vùng sản xuất vang nổi tiếng như Côte du Rhône, Languedoc, Jura, Bourgogne... Vì đã có thương hiệu trên thị trường, nên cùng chất lượng, nhưng vang Bordeaux thường đắt hơn các loại khác từ 15-25%.
Vang càng già càng ngon? Một số người cho rằng, vang có tuổi thọ càng lâu càng ngon. Điều này chưa hẳn đúng. Có những loại có thể uống ngay sau khi thu hoạch hoặc sau vài tháng. Ngược lại, có loại phải lưu trữ nhiều năm để đạt độ chín cần thiết.
Tuy nhiên, rượu vang được coi là sản phẩm sống và có thể phát triển theo thời gian. Những gia đình truyền thống Pháp thường có một cave à vin (hầm rượu vang) riêng, để chứng tỏ thành phần gia đình và địa vị của họ trong xã hội. Những chai vang trữ dưới hầm tối, có độ ẩm cao, luôn được đặt nằm ngang để rượu có thể thở qua nút đậy.
Cần trữ vang trong thời gian nhất định, nếu để lâu quá, chất lượng sẽ giảm. Các chuyên gia về vang khuyên rằng, một chai vang đỏ có thời gian lưu trữ và sử dụng khoảng 1-8 năm. Nếu bây giờ dùng một chai vang Pháp sản xuất từ năm 1992, có thể bạn đang uống... giấm.
Vang như ... phụ nữ đẹp? Chuyên gia rượu vang ở Languedoc, ông Bernard cho biết, một chai rượu vang, dù ở cấp độ nào, phải được cảm nhận bằng 3 giác quan: thị giác, khứu giác và vị giác. Thị giác để quan sát màu sắc, độ trong suốt và sóng sánh của rượu. Khứu giác giúp cảm nhận hương chính của hoa, quả, thảo mộc và cả mùi lông thú rất đặc biệt. Vị giác để kiểm định chất lượng các vị chát, chua, ngọt khác nhau của rượu cũng như độ lan tỏa, độ cồn, độ sánh...
Người Pháp không dùng từ boire (uống) mà là déguster (thưởng thức) vang. Nhiều người Pháp cho rằng, uống rượu vang với nước đá là một tội ác trong ẩm thực. Ở vùng cực Nam nước Pháp, có một mẩu quảng cáo về rượu vang khá ấn tượng: Hình khuôn mặt của một phụ nữ với đôi mắt rất gợi cảm và bên cạnh là dòng chữ "Comment nous dégester!" (Thưởng thức chúng tôi như thế nào!).
Rượu vang được ví như người phụ nữ đẹp nên cũng có đời sống như một... người đẹp. Lúc trẻ, vang trắng màu vàng phơn phớt xanh lá mạ. Đến tuổi trưởng thành, có màu vàng nhạt của chanh. Vang trắng chín muồi sẽ có vị đậm đà của mật ong và tuổi già sẽ có màu hổ phách. Vang đỏ cũng có dòng đời tương tự. Từ đỏ đậm chuyển sang màu mực tím thẫm và đạt độ chín ở màu đỏ gạch hoặc già hơn sẽ chuyển sang nâu. Rượu có tuổi đời càng trẻ mùi hoa quả tươi càng rõ nét. Sang tuổi trưởng thành, vang có mùi của trái cây chín rất thơm. Rượu vang đạt đến mức tuyệt đỉnh có mùi vị như người phụ nữ đến độ chín của tài lẫn sắc.
Mối duyên ẩm thực: Ở châu Âu, đặc biệt là Pháp, các món ăn thường có rượu vang đi kèm, mỗi món ăn dùng một loại vang riêng. Người Pháp có 2 cách để sử dụng vang với món ăn:
• Nếu rượu đã có sẵn, làm món ăn hợp với loại rượu đã có.
• Món ăn đã có sẵn, phải kiếm rượu vang thích hợp. Hai kỹ thuật này còn phụ thuộc vào tài của chủ nhà. Theo truyền thống Pháp, vợ làm bếp thì chồng chọn rượu. Một bữa ăn thành công phải có sự phối hợp ăn ý của hai người.
Người Pháp có câu "Viande blanche, vin blanc. Viande rouge, vin rouge" (Thịt trắng, rượu trắng. Thịt đỏ, rượu đỏ). Tuy nhiên, để đạt được thú ẩm thực sành điệu này, phải thiết lập sự hài hoà giữa mùi vị của rượu và độ ngon của món ăn, tạo nên một bức tranh gồm sắc, hương và vị.
Người ta thường khai vị bằng rượu vang trẻ và dùng kèm món tráng miệng với loại vang lâu năm. Vang trắng được dùng trước vang đỏ, loại nhẹ trước, nặng sau và vang chua thường dùng trước vang dịu. Khai vị bằng các loại hải sản, thịt nguội dùng vang sủi bọt, trắng có độ chua và vang hồng. Thịt đỏ, thịt nướng,... chọn loại vang đỏ nhẹ, đỏ đậm hay sủi bọt. Những món tráng miệng như trái cây, kem tươi, bánh ngọt thường uống vang hồng hơi chua, vang sủi bọt. Tuy nhiên, nếu món tráng miệng đậm như chocolate, bánh kem thì bắt buộc phải là vang trắng dịu.
Pháp đứng đầu thế giới về độ sành ăn, sành sống, sành về thưởng thức và làm rượu vang... Ngày nay, đã có một số nước tiến rất nhanh về rượu vang như: Mỹ, Úc, Nam Phi, Tây Ban Nha... song chưa có nước nào qua mặt Pháp trong môn văn hoá rượu vang này.
• Có 4 loại ly để thưởng thức rượu vang: flute để uống vang sủi bọt; bình thường đơn giản dùng 2 loại ly ballon và tulipe; rượu vang cao cấp dùng ly grands crus.
No comments:
Post a Comment